HOÀNG HÙNG
QUẢNG CÁO
Nổi Bật
-
Định nghĩa trí tuệ nhân tạo: (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự ...
Warren Buffett: Cuộc đời, sự nghiệp và triết lý đầu tư (INFOGRAPHIC)
Warren Buffett là ai?
Warren Buffett – “Nhà tiên tri của Omaha” – là một doanh nhân, một nhà đầu tư người Mỹ nổi tiếng, được xếp hạng là người giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản gần $90 tỷ. Hiện nay, Buffett đang là Chủ tịch, CEO và cũng là cổ đông lớn nhất của công ty cổ phần đa quốc gia Berkshire Hathaway.
Không chỉ được biết đến là nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, ông còn nổi tiếng là một người giản dị, hào phóng và có lối sống đặc biệt tiết kiệm, không giống như các tỷ phú khác.
Dưới đây là loạt infographic chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp và những triết lý đầu tư của Warren Buffett…
Tiểu sử và cuộc đời Warren Buffett
Thời niên thiếu
Warren Buffett ra đời ngày 30/8/1930, sinh ra và lớn lên tại Omaha, Nebraska.
Ông là con thứ trong một gia đình có 3 chị em. Cha ông – Howard Buffett – là Nghị sĩ Mỹ phục vụ trong 4 nhiệm kỳ và cũng là một nhà môi giới chứng khoán.
Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện sự khác biệt so với những người bạn đồng trang lứa.
Trong khi những đứa trẻ xung quanh chỉ thích chơi bóng trên phố thì ông lại dành thời gian để tiếp cận với phố Wall.
Một sự kiện được xem là khởi đầu cho mục tiêu lớn của ông là vào năm ông 10 tuổi.
Trong một lần tới thăm New York, Buffett được cha đưa đi ăn trưa cùng một giao dịch viên người Hà Lan.
Ông đã được tận mắt chứng kiến người phục vụ cuộn điếu xì gà với nhiều loại lá thuốc khác nhau, chọn theo ý muốn của vị giao dịch viên nọ.
Ông đã rất ấn tượng với điếu xì gà được làm theo ý người hút này. Từ giây phút đó, Buffett đã quyết định sẽ dành cả đời để kiếm tiền.
Khoản đầu tư đầu tiên
Buffett được tiếp xúc với chứng khoán từ rất sớm. Ông đã mua những cổ phiếu đầu tiên từ năm 11 tuổi.
Khi đó Buffett đã mua 3 cổ phiếu của Cities Services Preferred với giá 38 USD/cổ phiếu.
Ngay sau đó, cổ phiếu này rớt giá nhanh chóng, gây hoang mang cho ông. Vì vậy ông đã bán đi ngay khi nó vừa tăng một chút, thu về một khoản lãi rất nhỏ.
Nhưng đáng tiếc là chỉ sau một thời gian ngắn, cổ phiếu của Cities Services Preferred tăng vọt lên tận 200 USD/ cổ phiếu.
Giá như ông không vội bán thì sẽ còn thu được lợi nhuận lớn hơn nhiều.
Cũng nhờ vậy mà Buffett đã rút ra bài học đầu tiên cho mình trong thị trường chứng khoán.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định đầu tư của ông sau này.
Kinh doanh từ nhỏ
Bạn có thắc mắc cậu bé Buffett lấy tiền ở đâu để đầu tư lần đầu vào năm 11 tuổi?
Tất nhiên với người như Buffett, ông sẽ không xin tiền của cha mẹ hay bất cứ ai rồi.
Ông đã bắt đầu những việc kiếm ra tiền lặt vặt từ những năm 5-6 tuổi. Có thể chỉ đơn giản là bán kẹo, bán Coca, bán những đồ ông sưu tầm được,…
Qua rất nhiều việc đa dạng, ông đã có hơn 100 USD cho riêng mình ở tuổi 11.
Khi lớn hơn một chút, ông còn đi giao báo, rửa xe, thậm chí đầu tư vào cả đất nông nghiệp…
Đến khi lên phổ thông, Buffett đã cùng với một người bạn của mình – Don Danley – mua lại một chiếc máy Pinball để bắt đầu thực hiện một kế hoạch kinh doanh lớn hơn.
Họ đàm phán với một tiệm cắt tóc để đặt chiếc máy Pinball của họ tại đây, để những người đến cắt tóc chơi trong lúc chờ đợi.
Chiếc máy lập tức thu hút chú ý và mang lại lợi nhuận cho Buffett ngay ngày đầu tiên.
Chưa dừng lại ở đó, ông đã dùng lợi nhuận thu được từ chiếc máy để đầu tư thêm nhiều cái máy như vậy nữa và để ở các tiệm cắt tóc khu vực xung quanh nơi ông ở.
Sau 1 năm, Buffett đã bán lại mảng kinh doanh này với giá hơn 1,000 USD.
Cứ vậy, cho đến thời điểm tốt nghiệp trung học, Warren Buffett đã xây dựng cho mình được một gia tài trị giá 5,000 USD (tương đương 55,000 USD hiện nay).
Những quyết định trong việc học
Với việc tự kinh doanh từ bé, Buffett hình thành trong mình suy nghĩ việc học tiếp lên đại học sẽ chỉ “kìm hãm” công việc kiếm tiền của mình.
Vì vậy, dù được trường kinh doanh danh tiếng Wharton tại đại học Pennsylvania gửi lời mời nhập học, ông cũng không cảm thấy hứng thú lắm.
Nhưng cuối cùng, nhờ sự thuyết phục của cha mình, ông vẫn chấp nhận nhập học.
Tuy nhiên được một thời gian ông chuyển về học ở gần nhà tại trường đại học Nebraska và tốt nghiệp tại đây với bằng Cử nhân về Quản trị kinh doanh.
Mặc dù ông hoàn toàn có thể tiếp tục con đường kinh doanh của mình với khoản tiết kiệm đã tích góp được, nhưng ông lại lựa chọn tiếp tục việc học.
Bất ngờ trước việc bị từ chối bởi Harvard, Buffett không nhụt chí mà đã tiếp tục đến New York và đăng ký vào trường Columbia. Bởi ông biết Benjamin Graham đang giảng dạy tại đây.
Nói đến Benjamin Graham, đây là một người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Warren Buffett.
Sau khi đọc cuốn “Nhà đầu tư thông minh” được viết bởi Graham, ông lập tức bị thu hút.
Triết lý “đầu tư giá trị” của cuốn sách được in sâu vào tiềm thức Buffett và nó cũng là chìa khóa thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.
Sự nghiệp khi trưởng thành
Tuy Buffett từng là học sinh xuất sắc nhất trong lớp mà Benjamin Graham giảng dạy, nhưng Graham lại từ chối nhận ông vào làm ở công ty của mình.
Vì vậy, sau khi lấy được bằng thạc sĩ, Buffett trở về Omaha và làm việc tại công ty chứng khoán Buffett-Falk & Co. của cha ông từ năm 1951 đến 1954.
Năm 1952, ông kết hôn với bà Susan Thompson và sinh được 3 người con là: Susan Alice, Howard Graham và Peter Andrew.
Sau này, lý do Buffett thay đổi công việc vào năm 1954 là vì Graham thay đổi ý định nên đã ngỏ ý mời Buffett đến công ty ông làm việc.
Vì vậy ông đến New York cùng với gia đình và làm việc tại công ty của Graham trong vòng 2 năm.
Đến năm 1956, Graham giải thể công ty để nghỉ hưu. Lúc này Buffett lại trở về quê hương và khởi nghiệp với khoản vốn 140,000 USD.
Ông điều hành công ty riêng của mình với tên Buffett Partnership Ltd.
Tính đến năm 1957, ông đã mua được một ngôi nhà với giá 31500 USD, cũng chính là ngôi nhà hiện tại ông đang ở.
Cho đến năm 1960, Buffett đã sở hữu 7 công ty.
Cũng nhờ lợi nhuận từ những công ty này, năm 1962 ông chính thức trở thành triệu phú.
Sau đó Buffett đã sáp nhập 7 công ty này lại và đầu tư vào một công ty dệt may có tên gọi là Berkshire Hathaway, bằng việc mua lượng cổ phiếu lớn đến mức có thể hoàn toàn kiểm soát công ty này.
Ban đầu ông đã áp dụng thuyết giá trị của Ben Graham, đến khi việc kinh doanh có tiến triển thì nó trở thành những khoản đầu tư dài hạn.
Lợi nhuận từ việc kinh doanh sản phẩm dệt may được dùng để đầu tư vào những khoản khác.
Cuối những năm 60, ông đã đổi công ty từ sản xuất dệt may sang kinh doanh bảo hiểm.
Năm 1967, Berkshire chi trả cổ tức đầu tiên và duy nhất của nó với giá 10 cent.
Năm 1969, Buffett thanh lý hợp tác và chuyển giao tài sản của mình cho các đối tác.
Những năm 80 được xem là giai đoạn bùng nổ trong sự nghiệp của Buffett.
Mức tài sản ròng của ông tính đến năm 1982 đã là 376 triệu USD, và nó thậm chí tăng gần gấp đôi, đạt 620 triệu USD chỉ sau 1 năm.
Dù đã trở thành tỷ phú ở tuổi 56, Buffett vẫn duy trì mức lương khiêm tốn 50,000 USD mỗi năm tại Berkshire Hathaway.
Năm 1988, Buffett đầu tư vào Coca-cola và nhanh chóng sở hữu 7% cổ phần của tập đoàn lớn này.
Sau 27 năm, khoản đầu tư này đã tăng gấp 16 lần, tương đương với mức lợi nhuận trung bình hàng năm khoảng 11%.
Buffett chính thức vượt Bill Gates và trở thành người giàu nhất thế giới vào năm 2008.
Mức tài sản ròng của ông lúc này đã được ước tính vào khoảng 62 tỷ USD.
Tuy nhiên vị trí này đã được Bill Gates lấy lại vào ngay năm tiếp theo, đẩy ông xuống vị trí thứ 2.
Quỹ “Cam kết cho đi”
Vốn là một tỷ phú, nhưng Buffett lại được biết đến với một đức tính tiết kiệm đáng nể.
Ông vẫn ở ngôi nhà cũ, không dùng điện thoại di động, thích dùng phương tiện công cộng và ăn đồ ăn nhanh.
Đặc biệt, ông thường xuyên làm từ thiện để giúp đỡ người khác.
Năm 2010, ông cùng Bill Gates lập ra một quỹ có tên “Cam kết cho đi”. Họ cùng quyết định sẽ tặng ít nhất một nửa tài sản của mình cho từ thiện khi lập ra quỹ này.
Năm 2016, Buffett đã dành tặng một lượng cổ phiếu trị giá gần 3 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện. Tổng cộng ông đã cho đi hơn 28.5 tỷ USD.
Buffett đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống Obama vào năm 2011.
Sau khi Trump Thắng cử Tổng thống vào tháng 11/2016, ông đã mua khoảng 12 tỷ USD cổ phiếu phổ thông.
Số lượng này còn nhiều hơn cả 200% lượng cổ phiếu công ty Berkshire Hathaway của Buffett mua trong 3 quý đầu tiên của 2016, với tổng trị giá 5.2 tỷ USD.
Triết lý đầu tư
Chắc hẳn không ít nhà đầu tư trên khắp thế giới đã được chỉ đường dẫn lối bởi các chiến lược và triết lý đầu tư của Warren Buffett.
Những triết lý sâu sắc của ông đã được đúc kết và lưu truyền rộng rãi, để giúp đỡ bất cứ nhà đầu tư giá trị nào.
Buffett nổi tiếng với 2 nguyên tắc quan trọng nhất của ông:
Nguyên tắc số 1 là: “Không bao giờ để mất tiền” còn nguyên tắc số 2 là: “Không bao giờ được quên nguyên tắc 1”.
Trong lá thư gửi cổ đông của Buffett năm 2004, có một đoạn ông viết: “Các nhà đầu tư nên nhớ: sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù… Hãy nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam và tham lam khi những kẻ khác sợ hãi”.
Buffett cũng đã từng khuyên các nhà đầu tư cần rất cẩn thận trong việc chuyển đầu tư thành đầu cơ.
Đầu cơ hẳn là sẽ rất thu hút bởi những khoản lợi nhuận khổng lồ có thể mang lại cho nhà đầu tư trong một thời gian ngắn.
Nhưng cái gì càng dễ dàng lại càng khiến người ta dễ mắc sai lầm hơn.
Ông đã rất khéo léo ví việc đầu cơ với câu chuyện cổ tích nàng Lọ Lem.
Khi các nhà đầu tư tiếp tục đầu cơ vào những công ty có mức giá cổ phiếu lớn so với mức lợi nhuận có thể đạt được trong tương lai, sớm muộn gì cũng sẽ như nàng Lọ Lem.
Vì nàng ở lại bữa tiệc quá lâu nên tất cả những hào nhoáng đã trở về y như vị trí ban đầu của nó trong tích tắc.
Chỉ còn lại bộ đồ rách rưới, quả bí ngô và những chú chuột.
Các nhà đầu cơ thường tin rằng mình sẽ có thể bán vừa đúng thời điểm, giống như việc Lọ Lem có thể tin rằng mình có thể rời buổi tiệc ngay vài giây trước khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm vậy.
Nhưng mọi chuyện đâu có dễ dàng như thế.
Nàng mải mê khiêu vũ mà không để ý đến thời gian, vì vậy đúng đến khi tiếng chuông đồng hồ vang lên nàng mới vội vàng rời đi.
Liệu có bao nhiêu nhà đầu cơ có thể để ý từng chút một đến thời gian và “rời đi” đúng thời điểm?
Hay lại đến lúc giá cổ phiếu tụt dốc không phanh rồi mới hối hận không bán sớm hơn?
Theo Buffett, một công ty quan trọng hơn giá của chính nó.
Ông cho rằng việc mua được công ty tốt với mức giá vừa phải sẽ tốt hơn nhiều so với việc mua được công ty vừa phải với giá tốt.
Về mối quan hệ giữa giá và giá trị hàng hóa, Benjamin Graham đã từng nói với Buffett rằng “Giá là số tiền bạn phải trả, còn giá trị là thứ mà bạn có thể nhận được”.
Vì vậy dù là mặt hàng gì đi nữa, ông vẫn luôn muốn mua hàng hóa có chất lượng khi chúng giảm giá.
Đối với Buffett, một nhà đầu tư giỏi không nhất thiết phải là một thiên tài.
Ông từng nói rằng: “Đầu tư không phải một trò chơi mà một người với chỉ số IQ 160 thắng một người có chỉ số IQ 130”.
Để chứng minh cho điều này, ông đã đưa ra một ví dụ rất thuyết phục về nhà bác học Isaac Newton – người được cả thế giới biết đến là một thiên tài với các phát minh lịch sử.
Tuy nhiên, thiên tài Isaac Newton lại không hề giỏi trong lĩnh vực đầu tư.
Newton đã từng lỗ rất nặng khi đầu tư vào hãng vận tải South Sea.
Thất bại lớn trong đầu tư khiến ngài nhận ra, dù mình có giỏi tính toán chuyển động của các ngôi sao đến thế nào, thì cũng không thể lường trước được sự điên rồ của con người.
Đối với khoảng thời gian nắm giữ hợp lý, quan điểm của Buffett là: “Khi đang sở hữu cổ phần của những doanh nghiệp tuyệt vời với một bộ máy quản lý tài năng, tôi muốn nắm giữ những cổ phần đó mãi mãi”.
Buffett không thích sự thay đổi. Ông luôn đi theo hướng tìm lợi nhuận từ sự thiếu thay đổi, điển hình như trường hợp của kẹo cao su Wrigley, loại kẹo ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ internet.
Khi muốn mua một công ty, Buffett cho rằng thời điểm phù hợp nhất đó là khi một công ty tiềm năng đang gặp rắc rối tạm thời. Sẽ rất tuyệt nếu mua được những công ty đang nằm trên bàn phẫu thuật.
Buffett là người có niềm tin mãnh liệt về khả năng phục hồi sau khủng hoảng của thị trường chứng khoán. Ông tiếp tục đưa ra dẫn chứng rất cụ thể, về thị trường của những năm thế kỷ 20.
Khi đó nước Mỹ đã trải ra những sóng gió không nhỏ, điển hình là 2 cuộc chiến tranh thế giới, bên cạnh đó là những cuộc xung đột quân sự tốn kém.
Ngoài ra phải kể đến đại suy thoái, bao gồm hàng vô số những cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính; những cú sốc dầu lửa, dịch bệnh triền miên, tổng thống từ chức,…
Nhưng những điều này ảnh hưởng rất nhỏ đến thị trường chứng khoán. Chỉ số Dow vẫn tăng mạnh từ 66 lên đến tận 11,497 điểm.
Những thương vụ thành công và thất bại trong sự nghiệp
Thương vụ thành công
Là một nhà đầu tư huyền thoại, Warren Buffett đã gặt hái được rất nhiều thành công trong đầu tư.
Một trong những thương vụ được xem là thành công nhất của ông đó là việc mua cổ phiếu công ty bảo hiểm GEICO, cũng chính là công ty của Benjamin Graham – thần tượng của Buffett thời bấy giờ.
Khi biết người thầy đáng kính của mình là Chủ tịch của GEICO, Buffett đã bắt xe lửa từ New York tới tận Washington để tìm hiểu và may mắn gặp được Lorimer Davidson – một nhà điều hành của GEICO khi đó.
Cuộc trò chuyện không chỉ diễn ra trong 15 phút như đã tưởng tượng mà kéo dài đến 4 giờ đồng hồ.
Buffett đã hỏi rất kỹ lưỡng và tường tận những thông tin ông muốn biết về GEICO.
Bởi Buffett luôn muốn hiểu rõ về khoản đầu tư mà ông có thể xác định được giá trị nội tại của nó.
Nhờ đó mà ông có thể đánh giá chính xác hơn tình hình kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Về GEICO, đây là một công ty được thành lập năm 1936 tại Texas bởi Leo Goodwin.
Công ty chủ yếu bán bảo hiểm ô tô thông qua thư trực tiếp, không phải thông qua đại lý.
Thậm chí, GEICO chỉ nhắm đến đối tượng cụ thể là các nhân viên chính phủ, nhóm người có tỷ lệ đòi bồi thường thấp hơn mức trung bình.
Nhờ có hình thức này, biên lợi nhuận của công ty cao hơn gấp năm lần các công ty bảo hiểm khác.
Vì vậy, Buffett đã nhìn thấy tiềm năng rất hấp dẫn của khoản đầu tư này, với định giá rất đáng kể so với giá trị nội tại.
Sau chuyến gặp gỡ ấy, Buffett đã quyết định đầu tư vào GEICO với 65% tài sản mà ông có tại thời điểm đó, khoảng gần $20,000.
Đây là lần đầu tiên mà Buffett “bỏ trứng vào một giỏ”, trong khi những lần đầu tư trước ông đều phân bố đa dạng vào nhiều cổ phiếu.
Điều này chứng tỏ niềm tin mãnh liệt của Buffett vào GEICO lớn đến mức nào.
Tất nhiên, niềm tin của Buffett không hề đặt sai chỗ. Sau một năm, số vốn của ông tăng lên những 50%, ông đã bán ngay ở thời điểm đó – năm 1957.
Tuy không giữ cổ phiếu này quá lâu, nhưng có tỷ suất thu nhập lên đến 50% từ một cổ phiếu trong vòng 1 năm là một thành tích đáng kinh ngạc của Buffett.
Vì với những lần đầu tư trước, tỷ suất thu nhập hàng năm của ông cũng chỉ đạt đến tối đa gần 30%.
Buffett cho rằng thành công từ thương vụ GEICO chính là nhờ kiến thức mình thu thập được chứ không phải may rủi, từ đó góp phần hình thành một phần trong hệ thống chiến lược đầu tư sau này của Buffett.
Cũng chính bởi vậy mà GEICO trở thành một trong những cổ phiếu Buffett yêu thích nhất.
Nhưng vẫn có một chút đáng tiếc trong quyết định của Buffett đó là ông thậm chí còn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn nữa nếu ông không bán ngay khi đó.
Sau khi bán không lâu, giá cổ phiếu GEICO vẫn tiếp tục tăng lên rất nhiều.
Cũng chính lúc này, Buffett nhận ra đầu tư dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Năm 1995, Buffett đã hoàn toàn sở hữu GEICO với số tiền $2.3 tỷ.
Không chỉ mình GEICO, có rất nhiều những thương vụ thành công khác gắn liền với tên tuổi Buffett.
Ông đã chứng minh rằng với đầu tư giá trị, mọi rủi ro đều có thể trở thành cơ hội khi mua cổ phiếu của công ty American Express ngay khi công ty này đang gặp một vụ bê bối lớn.
Nhưng cũng chính nhờ vậy, Buffett đã mua đúng đáy và thu về lợi nhuận gấp 10 lần sau gần 10 năm.
Một thương vụ không thể không nhắc đến đó là thương vụ tài trợ cho Tom Murphy – giám đốc Capital Cities và cũng là một nhà quản lý rất được lòng Buffett – mua lại công ty ABC.
Khoản đầu tư này sau đó không lâu trở thành một món hời khổng lồ khi Capital Cities/ABC được Disney mua lại với giá $19 tỷ năm 1995.
Thương vụ thất bại
Chẳng có nhà đầu tư nào mà không từng trải qua thất bại ít nhất một vài lần trong đời.
Điều này không có ngoại lệ, kể cả đối với Warren Buffett.
Mặc dù là một nhà đầu tư nổi tiếng với bao nhiêu thương vụ thành công trong lịch sử, nhưng không phải lúc nào Buffett cũng đưa ra quyết định đúng đắn.
Chính Buffett cũng không ít lần thừa nhận những sai lầm của mình. Và ông cho rằng một phần trong việc mua lại Berkshire Hathaway là thất bại lớn đầu tiên trong cuộc đời ông.
Vào thời điểm hiện tại, Berkshire Hathaway đã nằm trong top 3 những công ty niêm yết lớn nhất thế giới, được xếp hạng bởi tạp chí Forbes năm 2017.
Là một doanh nghiệp lớn với giá trị thị trường lên tới $400 tỷ, cùng với việc hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực kinh doanh như bảo hiểm, ngân hàng, sản xuất, dịch vụ, bán lẻ,… chắc chẳng mấy ai tin rằng Berkshire Hathaway đã từng là một công ty nghèo nàn vào thời điểm mà Buffett mua lại.
Berkshire Hathaway là một công ty dệt may sợi ra đời năm 1955, do 2 nhà máy sợi Berkshire và Hathaway sát nhập tạo thành.
Công ty này đã từng được coi là một “ông lớn” trong ngành công nghiệp sợi với hơn 12 nghìn công nhân, 15 nhà máy, doanh thu hàng năm cũng phải trên dưới $120 triệu.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài năm, viêc đóng cửa 7 nhà máy khiến cho hàng nghìn nhân viên bị sa thải và đẩy công ty vào giai đoạn khó khăn.
Dù vậy, Buffett tin rằng cổ phiếu của Berkshire Hathaway đã giảm xuống mức thấp hơn giá trị nội tại của nó.
Nên dù giá trị tổng thể của công ty giảm mạnh do ảnh hưởng của sự suy thoái ngành công nghiệp dệt sợi, ông vẫn mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway, bắt đầu từ năm 1962.
Trong khoảng thời gian đó, ông cũng để ý thấy rằng mỗi khi đóng cửa hoặc thoái vốn một nhà máy, công ty lại mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư.
Chính Buffett cũng đã nhận được đề nghị bán lại cổ phần từ người quản lý – Seabury Stanton – trong một lần đến thăm Berkshire vào năm 1964.
Ban đầu, khi thỏa thuận về mức giá bán, Buffett đã đưa ra giá là $11.5 cho mỗi cổ phiếu.
Tuy nhiên, vài tuần sau đó ông lại nhận được mail của Stanton, là đề nghị mua với mức giá thấp hơn giá Buffett đưa ra $0.13 mỗi cổ phiếu.
Điều này vô tình khiến Buffett nổi giận, bị cảm xúc chi phối cho việc ra quyết định.
Ông bắt đầu mua nhiều cổ phiếu hơn để nắm quyền kiểm soát Berkshire Hathaway.
Và chỉ ngay sau khi quyền điều hành vào tay, ông đã lập tức sa thải Seabury Stanton.
Trong những năm đầu tiên khi mới bắt đầu điều hành công ty, Buffett vẫn duy trì hoạt động kinh doanh cốt lõi của Berkshire là về dệt may sợi.
Ngoài ra, từ năm 1967, ông bắt đầu mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh khác.
Buffett liên tục mua các công ty ở các lĩnh cực khác nhau như bảo hiểm, tài chính, sản xuất, bán lẻ, dịch vụ,…
Có thể kể đến các doanh nghiệp nổi tiếng như công ty bán lẻ Nebraska Furniture Mart, See’s Candies, công ty Oriental Trading, chuỗi cửa hàng kem Dairy Queen, nhà sản xuất nội y Fruit of the Loom, hãng đường sắt Burlington Northern, hãng đầu tư Brazil 3G, hãng sản xuất sốt cà chua Heinz…
Ông chính thức dừng hoàn toàn các hoạt động dệt may vào năm 1985 và chuyển trụ sở về Omaha.
Trong suốt thời gian đó, Buffett vẫn luôn tìm kiếm cơ hội để có thể phát triển bộ phận dệt may.
Nhưng hầu như chẳng có cơ hội nào, ngành dệt may khi đó liên tục thua lỗ.
Đó là điều làm ông hối hận rất nhiều, vì đã dành quá nhiều thời gian vào một ngành không có tiềm năng.
Ngoài ra, ông cũng đã tìm được một người điều hành thay thế Seabury Stanton, đó là Ken Chase.
Ông đánh giá rất cao người cộng sự này ở tính trung thực, sự chăm chỉ và có năng lực quản lý.
Tuy nhiên cũng như ông, Ken Chase cũng không thể phát triển ngành dệt may thêm chút nào.
Vậy mà 2 người vẫn cùng nhau cố gắng hoạt động đến tận 20 năm. Ông thừa nhận đó cũng là một sai lầm của mình.
Sau thương vụ Berkshire Hathaway, Buffett vẫn tiếp tục gặp phải nhiều những sai lầm khác, ảnh hưởng không nhỏ đến ông.
Cụ thể có thể kể đến việc mua lại công ty dệt Waumbec, đây là một sai lầm gần như lặp lại với chính sai lầm ông gặp phải khi mua lại Berkshire.
Công ty đã đóng cửa chỉ sau một thời gian Buffett mua lại.
Bài học đầu tư lớn nhất ở đây là hãy học hỏi từ những sai lầm trước đó.
Khi đưa ra một quyết định đầu tư, nếu chiến lược ban đầu không thành công, hãy chuyển sang một chiến lược mới.
Bên cạnh đó, một sai lầm lớn khác mà Buffett gọi nó là “thương vụ tồi tệ nhất” hay “thảm họa tài chính trong lịch sử” đó là việc mua lại công ty giày Dexter bằng cổ phiếu của Berkshire.
Quyết định này đã khiến các nhà đầu tư mất $3.5 tỷ, tương đương 1.6% tổng giá trị tài sản của Berkshire Hathaway.
Warren Buffett Quotes: Những câu nói nổi tiếng của Warren Buffett
Suốt bao năm qua, Warren Buffett đã để lại nhiều những trích dẫn ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.
Cùng điểm lại những trích dẫn được coi là “bất hủ” của Buffett, và cũng là “kim chỉ nam” hữu ích với mọi nhà đầu tư.
Ngoài ra vẫn còn rất nhiều những câu nói đầy triết lý khác mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, từ internet hay từ những cuốn sách hay nhất về Buffett, được chúng tôi gợi ý sau đây.
Những cuốn sách nổi tiếng về Warren Buffett
Về nhà đầu tư nổi tiếng mọi thời đại, đã có rất nhiều tác giả đã viết về Buffett, như một người truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ.
Chúng tôi đã chọn ra những cuốn sách hay nhất về Warren Buffett, để bạn có thể hiểu rõ nhất về con người cũng như cách mà Buffett trở thành tỷ phú đáng kính trọng nhất.
Warren Buffett – Quá Trình Hình Thành Một Nhà Tư Bản Mỹ (Roger Lowenstein)
Đây là cuốn sách được tỷ phú Bill Gates đánh giá là cuốn sách “đáng đọc nhất” về Warren Buffett.
Cuốn sách đã tổng hợp rất cụ thể về cuộc đời và triết lý đầu tư của Warren Buffett.
Đi từ những bước đầu, cậu bé Buffett đã trở thành nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới như thế nào?
Cuốn sách được xuất bản vào năm 1995, và đã xuất hiện trong danh sách bán chạy nhất trên nhiều tờ báo nổi tiếng như Wall Street Journal, New York Times, San Francisco Chronicle, Los Angeles Times, Seattle Times, Newsday và Business Week.
Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett (Robert G. Hagstrom)
Cuốn sách đã chỉ ra rằng, trong số top 5 người giàu có nhất thế giới chỉ có duy nhất một người làm giàu nhờ khả năng thấu hiểu đầu tư.
Không ai khác mà chính là Warren Buffett.
Qua cuốn sách, bạn sẽ được biết cụ thể về tiểu sử và cuộc đời Buffett, cũng như những yếu tố hình thành các triết lý đầu tư và nguyên lý trong kinh doanh của ông.
Ngoài ra cuốn sách còn đưa ra những cách mà Buffett thường dùng để tránh những sai lầm trong đầu tư.
Warren Buffett Đầu Tư Như Một Cô Gái (Lou J. Spaventa)
Bạn có thể cảm thấy tựa đề cuốn sách này có chút kỳ lạ, nhưng thực ra có một ẩn ý cụ thể trong cách đặt tên cho cuốn sách này.
Tác giả muốn nhắc đến những tính cách của phụ nữ mà thông thường đàn ông rất cần đến trong đầu tư.
Đó là sự tôn trọng lời hứa, sự chăm sóc, kỹ năng lập kế hoạch cụ thể,…
Nhờ cuốn sách, bạn sẽ thu nhận được những kiến thức, bản lĩnh và lối tư duy như những gì Warren Buffett đã tạo nên.
Warren Buffett Làm Giàu (Robert P. Miles)
Trọng tâm của cuốn sách này chính là cách mà Buffett làm giàu.
Buffett đã tự mình tạo nên sự giàu có cho mình mà không cần đến bất cứ khoản thừa kế hay từ sự trợ giúp nào từ gia đình.
Tất cả những gì Buffett có được là nhờ khả năng của bản thân ông, nhờ sự nhanh nhạy và việc biết nắm bắt thời điểm.
Cũng nhờ đó, bạn cũng hoàn toàn có thể tạo nên sự giàu có cho bản thân mình.
Sau cùng.
Cho đến ngày nay, Warren Buffett vẫn là một nhà đầu tư đại tài soi đường chỉ lối cho biết bao nhà đầu tư giá trị trên khắp thế giới.
Là một tỷ phú nhưng lối sống giản dị của ông khiến không ít người nể phục.
Một lời khuyên có giá trị mà Buffett cho rằng là điều quan trọng nhất dành cho tất cả mọi người, đó là: “Đầu tư vào bản thân là quan trọng nhất”.
Đúng vậy!
Dù bạn có đầu tư vào cái gì, quan trọng nhất vẫn là bản thân bạn. Đó sẽ là khoản đầu tư luôn thu lại lợi nhuận.
Hoàn thiện và phát triển bản thân là nền tảng để làm tất cả những việc khác.
Khi bạn có thể phát huy hết khả năng của mình, tất cả những việc bạn làm sẽ đem đến những thành quả xứng đáng.
Theo Buffett, bất cứ ai cũng có khả năng trở nên giàu có. Đừng chần chừ nữa mà hãy học hỏi và tìm cho mình một con đường đúng đắn ngay hôm nay!
Warren Buffett – “Nhà tiên tri của Omaha” – là một doanh nhân, một nhà đầu tư người Mỹ nổi tiếng, được xếp hạng là người giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản gần $90 tỷ. Hiện nay, Buffett đang là Chủ tịch, CEO và cũng là cổ đông lớn nhất của công ty cổ phần đa quốc gia Berkshire Hathaway.
Không chỉ được biết đến là nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, ông còn nổi tiếng là một người giản dị, hào phóng và có lối sống đặc biệt tiết kiệm, không giống như các tỷ phú khác.
Dưới đây là loạt infographic chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp và những triết lý đầu tư của Warren Buffett…
Tiểu sử và cuộc đời Warren Buffett
Thời niên thiếu
Warren Buffett ra đời ngày 30/8/1930, sinh ra và lớn lên tại Omaha, Nebraska.
Ông là con thứ trong một gia đình có 3 chị em. Cha ông – Howard Buffett – là Nghị sĩ Mỹ phục vụ trong 4 nhiệm kỳ và cũng là một nhà môi giới chứng khoán.
Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện sự khác biệt so với những người bạn đồng trang lứa.
Trong khi những đứa trẻ xung quanh chỉ thích chơi bóng trên phố thì ông lại dành thời gian để tiếp cận với phố Wall.
Một sự kiện được xem là khởi đầu cho mục tiêu lớn của ông là vào năm ông 10 tuổi.
Trong một lần tới thăm New York, Buffett được cha đưa đi ăn trưa cùng một giao dịch viên người Hà Lan.
Ông đã được tận mắt chứng kiến người phục vụ cuộn điếu xì gà với nhiều loại lá thuốc khác nhau, chọn theo ý muốn của vị giao dịch viên nọ.
Ông đã rất ấn tượng với điếu xì gà được làm theo ý người hút này. Từ giây phút đó, Buffett đã quyết định sẽ dành cả đời để kiếm tiền.
Khoản đầu tư đầu tiên
Buffett được tiếp xúc với chứng khoán từ rất sớm. Ông đã mua những cổ phiếu đầu tiên từ năm 11 tuổi.
Khi đó Buffett đã mua 3 cổ phiếu của Cities Services Preferred với giá 38 USD/cổ phiếu.
Ngay sau đó, cổ phiếu này rớt giá nhanh chóng, gây hoang mang cho ông. Vì vậy ông đã bán đi ngay khi nó vừa tăng một chút, thu về một khoản lãi rất nhỏ.
Nhưng đáng tiếc là chỉ sau một thời gian ngắn, cổ phiếu của Cities Services Preferred tăng vọt lên tận 200 USD/ cổ phiếu.
Giá như ông không vội bán thì sẽ còn thu được lợi nhuận lớn hơn nhiều.
Cũng nhờ vậy mà Buffett đã rút ra bài học đầu tiên cho mình trong thị trường chứng khoán.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định đầu tư của ông sau này.
Kinh doanh từ nhỏ
Bạn có thắc mắc cậu bé Buffett lấy tiền ở đâu để đầu tư lần đầu vào năm 11 tuổi?
Tất nhiên với người như Buffett, ông sẽ không xin tiền của cha mẹ hay bất cứ ai rồi.
Ông đã bắt đầu những việc kiếm ra tiền lặt vặt từ những năm 5-6 tuổi. Có thể chỉ đơn giản là bán kẹo, bán Coca, bán những đồ ông sưu tầm được,…
Qua rất nhiều việc đa dạng, ông đã có hơn 100 USD cho riêng mình ở tuổi 11.
Khi lớn hơn một chút, ông còn đi giao báo, rửa xe, thậm chí đầu tư vào cả đất nông nghiệp…
Đến khi lên phổ thông, Buffett đã cùng với một người bạn của mình – Don Danley – mua lại một chiếc máy Pinball để bắt đầu thực hiện một kế hoạch kinh doanh lớn hơn.
Họ đàm phán với một tiệm cắt tóc để đặt chiếc máy Pinball của họ tại đây, để những người đến cắt tóc chơi trong lúc chờ đợi.
Chiếc máy lập tức thu hút chú ý và mang lại lợi nhuận cho Buffett ngay ngày đầu tiên.
Chưa dừng lại ở đó, ông đã dùng lợi nhuận thu được từ chiếc máy để đầu tư thêm nhiều cái máy như vậy nữa và để ở các tiệm cắt tóc khu vực xung quanh nơi ông ở.
Sau 1 năm, Buffett đã bán lại mảng kinh doanh này với giá hơn 1,000 USD.
Cứ vậy, cho đến thời điểm tốt nghiệp trung học, Warren Buffett đã xây dựng cho mình được một gia tài trị giá 5,000 USD (tương đương 55,000 USD hiện nay).
Những quyết định trong việc học
Với việc tự kinh doanh từ bé, Buffett hình thành trong mình suy nghĩ việc học tiếp lên đại học sẽ chỉ “kìm hãm” công việc kiếm tiền của mình.
Vì vậy, dù được trường kinh doanh danh tiếng Wharton tại đại học Pennsylvania gửi lời mời nhập học, ông cũng không cảm thấy hứng thú lắm.
Nhưng cuối cùng, nhờ sự thuyết phục của cha mình, ông vẫn chấp nhận nhập học.
Tuy nhiên được một thời gian ông chuyển về học ở gần nhà tại trường đại học Nebraska và tốt nghiệp tại đây với bằng Cử nhân về Quản trị kinh doanh.
Mặc dù ông hoàn toàn có thể tiếp tục con đường kinh doanh của mình với khoản tiết kiệm đã tích góp được, nhưng ông lại lựa chọn tiếp tục việc học.
Bất ngờ trước việc bị từ chối bởi Harvard, Buffett không nhụt chí mà đã tiếp tục đến New York và đăng ký vào trường Columbia. Bởi ông biết Benjamin Graham đang giảng dạy tại đây.
Nói đến Benjamin Graham, đây là một người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Warren Buffett.
Sau khi đọc cuốn “Nhà đầu tư thông minh” được viết bởi Graham, ông lập tức bị thu hút.
Triết lý “đầu tư giá trị” của cuốn sách được in sâu vào tiềm thức Buffett và nó cũng là chìa khóa thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.
Sự nghiệp khi trưởng thành
Tuy Buffett từng là học sinh xuất sắc nhất trong lớp mà Benjamin Graham giảng dạy, nhưng Graham lại từ chối nhận ông vào làm ở công ty của mình.
Vì vậy, sau khi lấy được bằng thạc sĩ, Buffett trở về Omaha và làm việc tại công ty chứng khoán Buffett-Falk & Co. của cha ông từ năm 1951 đến 1954.
Năm 1952, ông kết hôn với bà Susan Thompson và sinh được 3 người con là: Susan Alice, Howard Graham và Peter Andrew.
Sau này, lý do Buffett thay đổi công việc vào năm 1954 là vì Graham thay đổi ý định nên đã ngỏ ý mời Buffett đến công ty ông làm việc.
Vì vậy ông đến New York cùng với gia đình và làm việc tại công ty của Graham trong vòng 2 năm.
Đến năm 1956, Graham giải thể công ty để nghỉ hưu. Lúc này Buffett lại trở về quê hương và khởi nghiệp với khoản vốn 140,000 USD.
Ông điều hành công ty riêng của mình với tên Buffett Partnership Ltd.
Tính đến năm 1957, ông đã mua được một ngôi nhà với giá 31500 USD, cũng chính là ngôi nhà hiện tại ông đang ở.
Cho đến năm 1960, Buffett đã sở hữu 7 công ty.
Cũng nhờ lợi nhuận từ những công ty này, năm 1962 ông chính thức trở thành triệu phú.
Sau đó Buffett đã sáp nhập 7 công ty này lại và đầu tư vào một công ty dệt may có tên gọi là Berkshire Hathaway, bằng việc mua lượng cổ phiếu lớn đến mức có thể hoàn toàn kiểm soát công ty này.
Ban đầu ông đã áp dụng thuyết giá trị của Ben Graham, đến khi việc kinh doanh có tiến triển thì nó trở thành những khoản đầu tư dài hạn.
Lợi nhuận từ việc kinh doanh sản phẩm dệt may được dùng để đầu tư vào những khoản khác.
Cuối những năm 60, ông đã đổi công ty từ sản xuất dệt may sang kinh doanh bảo hiểm.
Năm 1967, Berkshire chi trả cổ tức đầu tiên và duy nhất của nó với giá 10 cent.
Năm 1969, Buffett thanh lý hợp tác và chuyển giao tài sản của mình cho các đối tác.
Những năm 80 được xem là giai đoạn bùng nổ trong sự nghiệp của Buffett.
Mức tài sản ròng của ông tính đến năm 1982 đã là 376 triệu USD, và nó thậm chí tăng gần gấp đôi, đạt 620 triệu USD chỉ sau 1 năm.
Dù đã trở thành tỷ phú ở tuổi 56, Buffett vẫn duy trì mức lương khiêm tốn 50,000 USD mỗi năm tại Berkshire Hathaway.
Năm 1988, Buffett đầu tư vào Coca-cola và nhanh chóng sở hữu 7% cổ phần của tập đoàn lớn này.
Sau 27 năm, khoản đầu tư này đã tăng gấp 16 lần, tương đương với mức lợi nhuận trung bình hàng năm khoảng 11%.
Buffett chính thức vượt Bill Gates và trở thành người giàu nhất thế giới vào năm 2008.
Mức tài sản ròng của ông lúc này đã được ước tính vào khoảng 62 tỷ USD.
Tuy nhiên vị trí này đã được Bill Gates lấy lại vào ngay năm tiếp theo, đẩy ông xuống vị trí thứ 2.
Quỹ “Cam kết cho đi”
Vốn là một tỷ phú, nhưng Buffett lại được biết đến với một đức tính tiết kiệm đáng nể.
Ông vẫn ở ngôi nhà cũ, không dùng điện thoại di động, thích dùng phương tiện công cộng và ăn đồ ăn nhanh.
Đặc biệt, ông thường xuyên làm từ thiện để giúp đỡ người khác.
Năm 2010, ông cùng Bill Gates lập ra một quỹ có tên “Cam kết cho đi”. Họ cùng quyết định sẽ tặng ít nhất một nửa tài sản của mình cho từ thiện khi lập ra quỹ này.
Năm 2016, Buffett đã dành tặng một lượng cổ phiếu trị giá gần 3 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện. Tổng cộng ông đã cho đi hơn 28.5 tỷ USD.
Buffett đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống Obama vào năm 2011.
Sau khi Trump Thắng cử Tổng thống vào tháng 11/2016, ông đã mua khoảng 12 tỷ USD cổ phiếu phổ thông.
Số lượng này còn nhiều hơn cả 200% lượng cổ phiếu công ty Berkshire Hathaway của Buffett mua trong 3 quý đầu tiên của 2016, với tổng trị giá 5.2 tỷ USD.
Triết lý đầu tư
Chắc hẳn không ít nhà đầu tư trên khắp thế giới đã được chỉ đường dẫn lối bởi các chiến lược và triết lý đầu tư của Warren Buffett.
Những triết lý sâu sắc của ông đã được đúc kết và lưu truyền rộng rãi, để giúp đỡ bất cứ nhà đầu tư giá trị nào.
Buffett nổi tiếng với 2 nguyên tắc quan trọng nhất của ông:
Nguyên tắc số 1 là: “Không bao giờ để mất tiền” còn nguyên tắc số 2 là: “Không bao giờ được quên nguyên tắc 1”.
Trong lá thư gửi cổ đông của Buffett năm 2004, có một đoạn ông viết: “Các nhà đầu tư nên nhớ: sự hưng phấn và các khoản chi phí là kẻ thù… Hãy nên sợ hãi khi kẻ khác tham lam và tham lam khi những kẻ khác sợ hãi”.
Buffett cũng đã từng khuyên các nhà đầu tư cần rất cẩn thận trong việc chuyển đầu tư thành đầu cơ.
Đầu cơ hẳn là sẽ rất thu hút bởi những khoản lợi nhuận khổng lồ có thể mang lại cho nhà đầu tư trong một thời gian ngắn.
Nhưng cái gì càng dễ dàng lại càng khiến người ta dễ mắc sai lầm hơn.
Ông đã rất khéo léo ví việc đầu cơ với câu chuyện cổ tích nàng Lọ Lem.
Khi các nhà đầu tư tiếp tục đầu cơ vào những công ty có mức giá cổ phiếu lớn so với mức lợi nhuận có thể đạt được trong tương lai, sớm muộn gì cũng sẽ như nàng Lọ Lem.
Vì nàng ở lại bữa tiệc quá lâu nên tất cả những hào nhoáng đã trở về y như vị trí ban đầu của nó trong tích tắc.
Chỉ còn lại bộ đồ rách rưới, quả bí ngô và những chú chuột.
Các nhà đầu cơ thường tin rằng mình sẽ có thể bán vừa đúng thời điểm, giống như việc Lọ Lem có thể tin rằng mình có thể rời buổi tiệc ngay vài giây trước khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm vậy.
Nhưng mọi chuyện đâu có dễ dàng như thế.
Nàng mải mê khiêu vũ mà không để ý đến thời gian, vì vậy đúng đến khi tiếng chuông đồng hồ vang lên nàng mới vội vàng rời đi.
Liệu có bao nhiêu nhà đầu cơ có thể để ý từng chút một đến thời gian và “rời đi” đúng thời điểm?
Hay lại đến lúc giá cổ phiếu tụt dốc không phanh rồi mới hối hận không bán sớm hơn?
Theo Buffett, một công ty quan trọng hơn giá của chính nó.
Ông cho rằng việc mua được công ty tốt với mức giá vừa phải sẽ tốt hơn nhiều so với việc mua được công ty vừa phải với giá tốt.
Về mối quan hệ giữa giá và giá trị hàng hóa, Benjamin Graham đã từng nói với Buffett rằng “Giá là số tiền bạn phải trả, còn giá trị là thứ mà bạn có thể nhận được”.
Vì vậy dù là mặt hàng gì đi nữa, ông vẫn luôn muốn mua hàng hóa có chất lượng khi chúng giảm giá.
Đối với Buffett, một nhà đầu tư giỏi không nhất thiết phải là một thiên tài.
Ông từng nói rằng: “Đầu tư không phải một trò chơi mà một người với chỉ số IQ 160 thắng một người có chỉ số IQ 130”.
Để chứng minh cho điều này, ông đã đưa ra một ví dụ rất thuyết phục về nhà bác học Isaac Newton – người được cả thế giới biết đến là một thiên tài với các phát minh lịch sử.
Tuy nhiên, thiên tài Isaac Newton lại không hề giỏi trong lĩnh vực đầu tư.
Newton đã từng lỗ rất nặng khi đầu tư vào hãng vận tải South Sea.
Thất bại lớn trong đầu tư khiến ngài nhận ra, dù mình có giỏi tính toán chuyển động của các ngôi sao đến thế nào, thì cũng không thể lường trước được sự điên rồ của con người.
Đối với khoảng thời gian nắm giữ hợp lý, quan điểm của Buffett là: “Khi đang sở hữu cổ phần của những doanh nghiệp tuyệt vời với một bộ máy quản lý tài năng, tôi muốn nắm giữ những cổ phần đó mãi mãi”.
Buffett không thích sự thay đổi. Ông luôn đi theo hướng tìm lợi nhuận từ sự thiếu thay đổi, điển hình như trường hợp của kẹo cao su Wrigley, loại kẹo ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ internet.
Khi muốn mua một công ty, Buffett cho rằng thời điểm phù hợp nhất đó là khi một công ty tiềm năng đang gặp rắc rối tạm thời. Sẽ rất tuyệt nếu mua được những công ty đang nằm trên bàn phẫu thuật.
Buffett là người có niềm tin mãnh liệt về khả năng phục hồi sau khủng hoảng của thị trường chứng khoán. Ông tiếp tục đưa ra dẫn chứng rất cụ thể, về thị trường của những năm thế kỷ 20.
Khi đó nước Mỹ đã trải ra những sóng gió không nhỏ, điển hình là 2 cuộc chiến tranh thế giới, bên cạnh đó là những cuộc xung đột quân sự tốn kém.
Ngoài ra phải kể đến đại suy thoái, bao gồm hàng vô số những cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính; những cú sốc dầu lửa, dịch bệnh triền miên, tổng thống từ chức,…
Nhưng những điều này ảnh hưởng rất nhỏ đến thị trường chứng khoán. Chỉ số Dow vẫn tăng mạnh từ 66 lên đến tận 11,497 điểm.
Những thương vụ thành công và thất bại trong sự nghiệp
Thương vụ thành công
Là một nhà đầu tư huyền thoại, Warren Buffett đã gặt hái được rất nhiều thành công trong đầu tư.
Một trong những thương vụ được xem là thành công nhất của ông đó là việc mua cổ phiếu công ty bảo hiểm GEICO, cũng chính là công ty của Benjamin Graham – thần tượng của Buffett thời bấy giờ.
Khi biết người thầy đáng kính của mình là Chủ tịch của GEICO, Buffett đã bắt xe lửa từ New York tới tận Washington để tìm hiểu và may mắn gặp được Lorimer Davidson – một nhà điều hành của GEICO khi đó.
Cuộc trò chuyện không chỉ diễn ra trong 15 phút như đã tưởng tượng mà kéo dài đến 4 giờ đồng hồ.
Buffett đã hỏi rất kỹ lưỡng và tường tận những thông tin ông muốn biết về GEICO.
Bởi Buffett luôn muốn hiểu rõ về khoản đầu tư mà ông có thể xác định được giá trị nội tại của nó.
Nhờ đó mà ông có thể đánh giá chính xác hơn tình hình kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Về GEICO, đây là một công ty được thành lập năm 1936 tại Texas bởi Leo Goodwin.
Công ty chủ yếu bán bảo hiểm ô tô thông qua thư trực tiếp, không phải thông qua đại lý.
Thậm chí, GEICO chỉ nhắm đến đối tượng cụ thể là các nhân viên chính phủ, nhóm người có tỷ lệ đòi bồi thường thấp hơn mức trung bình.
Nhờ có hình thức này, biên lợi nhuận của công ty cao hơn gấp năm lần các công ty bảo hiểm khác.
Vì vậy, Buffett đã nhìn thấy tiềm năng rất hấp dẫn của khoản đầu tư này, với định giá rất đáng kể so với giá trị nội tại.
Sau chuyến gặp gỡ ấy, Buffett đã quyết định đầu tư vào GEICO với 65% tài sản mà ông có tại thời điểm đó, khoảng gần $20,000.
Đây là lần đầu tiên mà Buffett “bỏ trứng vào một giỏ”, trong khi những lần đầu tư trước ông đều phân bố đa dạng vào nhiều cổ phiếu.
Điều này chứng tỏ niềm tin mãnh liệt của Buffett vào GEICO lớn đến mức nào.
Tất nhiên, niềm tin của Buffett không hề đặt sai chỗ. Sau một năm, số vốn của ông tăng lên những 50%, ông đã bán ngay ở thời điểm đó – năm 1957.
Tuy không giữ cổ phiếu này quá lâu, nhưng có tỷ suất thu nhập lên đến 50% từ một cổ phiếu trong vòng 1 năm là một thành tích đáng kinh ngạc của Buffett.
Vì với những lần đầu tư trước, tỷ suất thu nhập hàng năm của ông cũng chỉ đạt đến tối đa gần 30%.
Buffett cho rằng thành công từ thương vụ GEICO chính là nhờ kiến thức mình thu thập được chứ không phải may rủi, từ đó góp phần hình thành một phần trong hệ thống chiến lược đầu tư sau này của Buffett.
Cũng chính bởi vậy mà GEICO trở thành một trong những cổ phiếu Buffett yêu thích nhất.
Nhưng vẫn có một chút đáng tiếc trong quyết định của Buffett đó là ông thậm chí còn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn nữa nếu ông không bán ngay khi đó.
Sau khi bán không lâu, giá cổ phiếu GEICO vẫn tiếp tục tăng lên rất nhiều.
Cũng chính lúc này, Buffett nhận ra đầu tư dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Năm 1995, Buffett đã hoàn toàn sở hữu GEICO với số tiền $2.3 tỷ.
Không chỉ mình GEICO, có rất nhiều những thương vụ thành công khác gắn liền với tên tuổi Buffett.
Ông đã chứng minh rằng với đầu tư giá trị, mọi rủi ro đều có thể trở thành cơ hội khi mua cổ phiếu của công ty American Express ngay khi công ty này đang gặp một vụ bê bối lớn.
Nhưng cũng chính nhờ vậy, Buffett đã mua đúng đáy và thu về lợi nhuận gấp 10 lần sau gần 10 năm.
Một thương vụ không thể không nhắc đến đó là thương vụ tài trợ cho Tom Murphy – giám đốc Capital Cities và cũng là một nhà quản lý rất được lòng Buffett – mua lại công ty ABC.
Khoản đầu tư này sau đó không lâu trở thành một món hời khổng lồ khi Capital Cities/ABC được Disney mua lại với giá $19 tỷ năm 1995.
Thương vụ thất bại
Chẳng có nhà đầu tư nào mà không từng trải qua thất bại ít nhất một vài lần trong đời.
Điều này không có ngoại lệ, kể cả đối với Warren Buffett.
Mặc dù là một nhà đầu tư nổi tiếng với bao nhiêu thương vụ thành công trong lịch sử, nhưng không phải lúc nào Buffett cũng đưa ra quyết định đúng đắn.
Chính Buffett cũng không ít lần thừa nhận những sai lầm của mình. Và ông cho rằng một phần trong việc mua lại Berkshire Hathaway là thất bại lớn đầu tiên trong cuộc đời ông.
Vào thời điểm hiện tại, Berkshire Hathaway đã nằm trong top 3 những công ty niêm yết lớn nhất thế giới, được xếp hạng bởi tạp chí Forbes năm 2017.
Là một doanh nghiệp lớn với giá trị thị trường lên tới $400 tỷ, cùng với việc hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực kinh doanh như bảo hiểm, ngân hàng, sản xuất, dịch vụ, bán lẻ,… chắc chẳng mấy ai tin rằng Berkshire Hathaway đã từng là một công ty nghèo nàn vào thời điểm mà Buffett mua lại.
Berkshire Hathaway là một công ty dệt may sợi ra đời năm 1955, do 2 nhà máy sợi Berkshire và Hathaway sát nhập tạo thành.
Công ty này đã từng được coi là một “ông lớn” trong ngành công nghiệp sợi với hơn 12 nghìn công nhân, 15 nhà máy, doanh thu hàng năm cũng phải trên dưới $120 triệu.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài năm, viêc đóng cửa 7 nhà máy khiến cho hàng nghìn nhân viên bị sa thải và đẩy công ty vào giai đoạn khó khăn.
Dù vậy, Buffett tin rằng cổ phiếu của Berkshire Hathaway đã giảm xuống mức thấp hơn giá trị nội tại của nó.
Nên dù giá trị tổng thể của công ty giảm mạnh do ảnh hưởng của sự suy thoái ngành công nghiệp dệt sợi, ông vẫn mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway, bắt đầu từ năm 1962.
Trong khoảng thời gian đó, ông cũng để ý thấy rằng mỗi khi đóng cửa hoặc thoái vốn một nhà máy, công ty lại mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư.
Chính Buffett cũng đã nhận được đề nghị bán lại cổ phần từ người quản lý – Seabury Stanton – trong một lần đến thăm Berkshire vào năm 1964.
Ban đầu, khi thỏa thuận về mức giá bán, Buffett đã đưa ra giá là $11.5 cho mỗi cổ phiếu.
Tuy nhiên, vài tuần sau đó ông lại nhận được mail của Stanton, là đề nghị mua với mức giá thấp hơn giá Buffett đưa ra $0.13 mỗi cổ phiếu.
Điều này vô tình khiến Buffett nổi giận, bị cảm xúc chi phối cho việc ra quyết định.
Ông bắt đầu mua nhiều cổ phiếu hơn để nắm quyền kiểm soát Berkshire Hathaway.
Và chỉ ngay sau khi quyền điều hành vào tay, ông đã lập tức sa thải Seabury Stanton.
Trong những năm đầu tiên khi mới bắt đầu điều hành công ty, Buffett vẫn duy trì hoạt động kinh doanh cốt lõi của Berkshire là về dệt may sợi.
Ngoài ra, từ năm 1967, ông bắt đầu mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh khác.
Buffett liên tục mua các công ty ở các lĩnh cực khác nhau như bảo hiểm, tài chính, sản xuất, bán lẻ, dịch vụ,…
Có thể kể đến các doanh nghiệp nổi tiếng như công ty bán lẻ Nebraska Furniture Mart, See’s Candies, công ty Oriental Trading, chuỗi cửa hàng kem Dairy Queen, nhà sản xuất nội y Fruit of the Loom, hãng đường sắt Burlington Northern, hãng đầu tư Brazil 3G, hãng sản xuất sốt cà chua Heinz…
Ông chính thức dừng hoàn toàn các hoạt động dệt may vào năm 1985 và chuyển trụ sở về Omaha.
Trong suốt thời gian đó, Buffett vẫn luôn tìm kiếm cơ hội để có thể phát triển bộ phận dệt may.
Nhưng hầu như chẳng có cơ hội nào, ngành dệt may khi đó liên tục thua lỗ.
Đó là điều làm ông hối hận rất nhiều, vì đã dành quá nhiều thời gian vào một ngành không có tiềm năng.
Ngoài ra, ông cũng đã tìm được một người điều hành thay thế Seabury Stanton, đó là Ken Chase.
Ông đánh giá rất cao người cộng sự này ở tính trung thực, sự chăm chỉ và có năng lực quản lý.
Tuy nhiên cũng như ông, Ken Chase cũng không thể phát triển ngành dệt may thêm chút nào.
Vậy mà 2 người vẫn cùng nhau cố gắng hoạt động đến tận 20 năm. Ông thừa nhận đó cũng là một sai lầm của mình.
Sau thương vụ Berkshire Hathaway, Buffett vẫn tiếp tục gặp phải nhiều những sai lầm khác, ảnh hưởng không nhỏ đến ông.
Cụ thể có thể kể đến việc mua lại công ty dệt Waumbec, đây là một sai lầm gần như lặp lại với chính sai lầm ông gặp phải khi mua lại Berkshire.
Công ty đã đóng cửa chỉ sau một thời gian Buffett mua lại.
Bài học đầu tư lớn nhất ở đây là hãy học hỏi từ những sai lầm trước đó.
Khi đưa ra một quyết định đầu tư, nếu chiến lược ban đầu không thành công, hãy chuyển sang một chiến lược mới.
Bên cạnh đó, một sai lầm lớn khác mà Buffett gọi nó là “thương vụ tồi tệ nhất” hay “thảm họa tài chính trong lịch sử” đó là việc mua lại công ty giày Dexter bằng cổ phiếu của Berkshire.
Quyết định này đã khiến các nhà đầu tư mất $3.5 tỷ, tương đương 1.6% tổng giá trị tài sản của Berkshire Hathaway.
Warren Buffett Quotes: Những câu nói nổi tiếng của Warren Buffett
Suốt bao năm qua, Warren Buffett đã để lại nhiều những trích dẫn ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.
Cùng điểm lại những trích dẫn được coi là “bất hủ” của Buffett, và cũng là “kim chỉ nam” hữu ích với mọi nhà đầu tư.
- “Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1.”
- “Nguyên tắc để làm giàu: Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi.”
- ” Bạn không cần phải là một nhà khoa học xuất sắc. Đầu tư không phải là một trò chơi mà những người có IQ 160 có thể đánh bại những người có IQ 130.”
- “Sẽ là tốt hơn nhiều nếu mua được một công ty tuyệt vời với mức giá vừa phải so với việc mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời.”
- “Phố Wall là nơi duy nhất mà những người đi xe Rolls-Royce xin lời khuyên từ những người đi tàu điện ngầm.”
- “Xem công việc bạn làm như thể đó là tài sản duy nhất của gia đình bạn, một thứ phải hoạt động cho 50 năm tới và không bao giờ được bán đi.”
- “Bạn nên giao thiệp với những người giỏi hơn bạn. Hãy chọn ra những cộng sự có cách hành xử tốt hơn bạn và rồi bạn cũng sẽ hành xử như họ.”
- “Dù bạn có tài năng hay nỗ lực đến mức nào đi nữa thì một số việc vẫn phải cần có thời gian. Bạn không thể sinh một em bé trong vòng một tháng bằng cách làm chín người phụ nữ mang thai.”
- “Chúng ta có thể nỗ lực để mất tiền, thậm chí rất nhiều tiền, nhưng chúng ta không thể để mất danh tiếng, thậm chí dù chỉ một chút thôi. Bạn có khi phải mất 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút là có thể hủy hoại nó.”
- “Nếu là nhà đầu tư bạn hãy tập trung vào việc công ty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế nào. Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến giá thị trường của nó, và đó không phải là cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi.”
Những cuốn sách nổi tiếng về Warren Buffett
Về nhà đầu tư nổi tiếng mọi thời đại, đã có rất nhiều tác giả đã viết về Buffett, như một người truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ.
Chúng tôi đã chọn ra những cuốn sách hay nhất về Warren Buffett, để bạn có thể hiểu rõ nhất về con người cũng như cách mà Buffett trở thành tỷ phú đáng kính trọng nhất.
Warren Buffett – Quá Trình Hình Thành Một Nhà Tư Bản Mỹ (Roger Lowenstein)
Đây là cuốn sách được tỷ phú Bill Gates đánh giá là cuốn sách “đáng đọc nhất” về Warren Buffett.
Cuốn sách đã tổng hợp rất cụ thể về cuộc đời và triết lý đầu tư của Warren Buffett.
Đi từ những bước đầu, cậu bé Buffett đã trở thành nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới như thế nào?
Cuốn sách được xuất bản vào năm 1995, và đã xuất hiện trong danh sách bán chạy nhất trên nhiều tờ báo nổi tiếng như Wall Street Journal, New York Times, San Francisco Chronicle, Los Angeles Times, Seattle Times, Newsday và Business Week.
Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett (Robert G. Hagstrom)
Cuốn sách đã chỉ ra rằng, trong số top 5 người giàu có nhất thế giới chỉ có duy nhất một người làm giàu nhờ khả năng thấu hiểu đầu tư.
Không ai khác mà chính là Warren Buffett.
Qua cuốn sách, bạn sẽ được biết cụ thể về tiểu sử và cuộc đời Buffett, cũng như những yếu tố hình thành các triết lý đầu tư và nguyên lý trong kinh doanh của ông.
Ngoài ra cuốn sách còn đưa ra những cách mà Buffett thường dùng để tránh những sai lầm trong đầu tư.
Warren Buffett Đầu Tư Như Một Cô Gái (Lou J. Spaventa)
Bạn có thể cảm thấy tựa đề cuốn sách này có chút kỳ lạ, nhưng thực ra có một ẩn ý cụ thể trong cách đặt tên cho cuốn sách này.
Tác giả muốn nhắc đến những tính cách của phụ nữ mà thông thường đàn ông rất cần đến trong đầu tư.
Đó là sự tôn trọng lời hứa, sự chăm sóc, kỹ năng lập kế hoạch cụ thể,…
Nhờ cuốn sách, bạn sẽ thu nhận được những kiến thức, bản lĩnh và lối tư duy như những gì Warren Buffett đã tạo nên.
Warren Buffett Làm Giàu (Robert P. Miles)
Trọng tâm của cuốn sách này chính là cách mà Buffett làm giàu.
Buffett đã tự mình tạo nên sự giàu có cho mình mà không cần đến bất cứ khoản thừa kế hay từ sự trợ giúp nào từ gia đình.
Tất cả những gì Buffett có được là nhờ khả năng của bản thân ông, nhờ sự nhanh nhạy và việc biết nắm bắt thời điểm.
Cũng nhờ đó, bạn cũng hoàn toàn có thể tạo nên sự giàu có cho bản thân mình.
Sau cùng.
Cho đến ngày nay, Warren Buffett vẫn là một nhà đầu tư đại tài soi đường chỉ lối cho biết bao nhà đầu tư giá trị trên khắp thế giới.
Là một tỷ phú nhưng lối sống giản dị của ông khiến không ít người nể phục.
Một lời khuyên có giá trị mà Buffett cho rằng là điều quan trọng nhất dành cho tất cả mọi người, đó là: “Đầu tư vào bản thân là quan trọng nhất”.
Đúng vậy!
Dù bạn có đầu tư vào cái gì, quan trọng nhất vẫn là bản thân bạn. Đó sẽ là khoản đầu tư luôn thu lại lợi nhuận.
Hoàn thiện và phát triển bản thân là nền tảng để làm tất cả những việc khác.
Khi bạn có thể phát huy hết khả năng của mình, tất cả những việc bạn làm sẽ đem đến những thành quả xứng đáng.
Theo Buffett, bất cứ ai cũng có khả năng trở nên giàu có. Đừng chần chừ nữa mà hãy học hỏi và tìm cho mình một con đường đúng đắn ngay hôm nay!
Theo https://govalue.vn/
Warren Buffett là ai? Warren Buffett – “Nhà tiên tri của Omaha” – là một doanh nhân, một nhà đầu tư người Mỹ nổi tiếng, được xếp hạng là n...
Xem Thêm
Quá trình phát triển của Robot trong công nghiệp
"Tự động hóa trong công nghiệp bằng Robot là chìa khóa chiến lược để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp dù lớn, trung bình hay nhỏ” Công nghiệp robot phát triển mạnh, mang lại những lợi ích to lớn cho con người và xã hội.
Quá trình phát triển của Robot công nghiệp
Video Robot công nghiệp - Mirko Gastić - Youtube
1 Khái niệm
- Robot công nghiệp có thể được hiểu là những thiết bị tự động linh hoạt, thực hiện các chức năng lao động công nghiệp của con người dưới một hệ thống điều khiển theo những chương trình đã được lập trình sẵn.
2 Quá trình phát triển
3 Phân loại Robot công nghiệp
Phân loại theo kết cấu
Phân loại theo phương pháp điều khiển
Phân loại theo ứng dụng
Kết luận
Với những đặc điểm có thể lập trình lại được, Robot công nghiệp là thiết bị tự động hóa và ngày càng trở thành bộ phận không thể thiếu được của các hệ thống sản xuất linh hoạt và trở thành phương tiện hữu hiệu để tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cho con người những công việc nặng nhọc, độc hại…
Quá trình phát triển của Robot công nghiệp
1 Khái niệm
- Robot công nghiệp có thể được hiểu là những thiết bị tự động linh hoạt, thực hiện các chức năng lao động công nghiệp của con người dưới một hệ thống điều khiển theo những chương trình đã được lập trình sẵn.
2 Quá trình phát triển
Trên thế giới:
Tại Việt Nam
- Vào năm 1921 Thuật ngữ “Robot” xuất phát từ tiếng Séc (Czech) “Robota” có nghĩa là công việc tạp dịch trong một vở kịch.
- Năm 1950 ở Mỹ thành lập viện nghiên cứu đầu tiên.
- Đầu năm 1960 công ty AMF cho ra đời sản phẩm đầu tiên có tên gọi là Versatran.
- Từ năm 1967, ở Anh, người ta đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo IR.
- Từ năm 1968, ở Châu Á, Nhật bắt đầu nghiên cứu những ứng dụng của IR, năm 1970, Robot đã được chú ý nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện ở các nước Đức, Ý, Pháp...
- Nhất là vào những năm 1990 số lượng Robot công nghiệp đã gia tăng với nhiều tính năng vượt bậc.
- Đến nay, trên thế giới có khoảng trên 200 công ty sản xuất IR. Trong đó Mỹ và Nhật chiếm đa số.
Tại Việt Nam
- Nghiên cứu phát triển Robot công nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong 25 năm vừa qua các nghiên động lực học Robot được các khoa cơ khí, chế tạo máy ở các trường đại học và các viện nghiên cứu quan tâm với nhiều sản phẩm ấn tượng trên trường quốc tế.
3 Phân loại Robot công nghiệp
Phân loại theo kết cấu
- Robot chuỗi: Là một chuỗi động học hở với một khâu cố định gọi là đế và các khâu động, trong đó các khâu động được bố trí nối tiếp với nhau. Mỗi khâu động được liên kết hay nối động với một khâu khác nhờ các khớp liên kết.
- Robot song song: Là một chuỗi động học kín, ở đó mỗi khâu luôn luôn được liên kết với ít nhất hai khâu khác.
- Robot có khớp nối: Là robot có những khớp quay. Robot có khớp có thể có hai kết cấu nối với nhau rất đơn giản đến những hệ thống có tới hơn 10 kết cấu tương tác với nhau. Chúng có thể dùng để nhấc các chi tiết nhỏ với độ chính xác cực cao.
Phân loại theo phương pháp điều khiển
- Điều khiển hở: Dùng truyền động bước mà quãng đường hoặc góc dịch chuyển tỷ lệ với xung điều khiển. Kiểu này đơn giản nhưng cho độ chính xác thấp.
- Điều khiển kín: Điều khiển kiểu servo, sử dụng tín hiệu phản hồi vị trí để tăng độ chính xác điều khiển.
- Kiểu điều khiển điểm-điểm: Phần công tác dịch chuyển từ điểm này đến điểm kia theo đường thẳng với tốc độ không cao, thường được dùng trên các Robot hàn điểm, vận chuyển, tán đinh và bắn đinh.
- Điều khiển contour: Đảm bảo cho phần công tác dịch chuyển theo quỹ đạo bất kì, với tốc độ có thể điều khiển được. Có thể gặp kiểu điều khiển này trên các Robot hàn hồ quang và phun sơn.
Phân loại theo ứng dụng
- Dựa vào những ứng dụng của robot trong sản xuất ta có những loại robot sau: robot sơn, robot hàn, robot lắp ráp, robot chuyển phôi...
Kết luận
Với những đặc điểm có thể lập trình lại được, Robot công nghiệp là thiết bị tự động hóa và ngày càng trở thành bộ phận không thể thiếu được của các hệ thống sản xuất linh hoạt và trở thành phương tiện hữu hiệu để tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cho con người những công việc nặng nhọc, độc hại…
Theo baoanjsc
"Tự động hóa trong công nghiệp bằng Robot là chìa khóa chiến lược để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp d...
Xem Thêm
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.
Do nhiều lý do mà so với Edison không nhiều người hiểu hết được tầm vĩ đại của Tesla cũng như những ứng dụng quan trọng từ những phát minh của ông. Tất nhiên bài viết không cố gắng để phải đặt cùng lúc hai con người vĩ đại lên bàn cân, cả hai đều có những thành công riêng. Đối với Edison, ông đã thành công với mục đích thương mại, những phát minh mang tính ứng dụng cực cao và khá gần gũi. Còn với Tesla thì hầu hết mọi người nhìn nhận ông như một nhà khoa học đơn thuần, luôn cống hiến hết mình cho khoa học và để lại những di sản đáng quý. Bài viết này sẽ đề cập đến Tesla và những gì khác biệt giúp ông trở thành một nhà khoa học vĩ đại.
Thấy được tiềm năng
Ở thời kì đó khi đồng tiền là thứ được đặt lên hàng đầu, hầu hết các nhà khoa học và kỹ sư đều chú trọng vào vấn đề thương mại của các chương trình khoa học cũng như các phát minh. Đối với Tesla thì khác, ông luôn đi trên con đường riêng của mình. Chính vì lý do này mà cuộc đời khoa học của ông có nhiều thăng hoa nhưng cũng lắm gian khổ, bần hàn. Theo một số tư liệu thì thậm chí có một số lần ông còn bị lợi dụng bởi những người đồng nghiệp.
Tesla không giống như Edison, ông không tích cực vận động, quảng bá hình ảnh mạnh mẽ tới công chúng hay vận dụng báo chí để có được lợi thế. Ông chỉ đơn thuần đi sâu vào công việc của mình, đấu tranh để vận động trong công việc nghiên cứu lâu dài. Tesla đã đưa ra được nhiều ý tưởng, công trình mang tầm vĩ mô và tiềm năng cho tương lai. Ví dụ như khi ông đăng kí phát minh cuộn dây Tesla sử dụng để truyền và nhận các tín hiệu vô tuyến mạnh khi được điều chỉnh cho cộng hưởng ở cùng tần số hay vào khoảng những năm 1900 ông đã viết một bài dài 60 trang cho tạp chí Thế kỷ với tiêu đề "Vấn đề tăng cường nguồn năng lượng của loài người". Sự sáng tạo của ông không đủ thực dụng như những đồng nghiệp cùng thời nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn tới các vấn đề trong tương lai.
Những giấc mơ lớn
Tesla không chỉ có tài mà còn mang trong mình những hoài bão lớn, tuy nhiên đôi khi ông cũng bị coi là một nhà khoa học điên vì điều này. Ngay trong những năm thơ ấu, ông còn nung nấu trong mình một ý tưởng đó là khai thác sức mạnh của thác Niagara. Sau này ông cũng giành được một hợp đồng để thực hiện kế hoạch của mình, nhưng ngay cả như thế cũng không nhiều người tin tưởng rằng những máy thủy điện của Tesla sẽ làm việc. Tuy nhiên, nửa đêm ngày 16 tháng 11 năm 1896, công trình này đã truyền điện năng qua một khoảng cách 25 dặm tới những nhà máy ở Buffalo, New York. Dám mơ ước, dám thực hiện những điều ít người nghĩ đến là một trong những nét riêng của Tesla.
Năm 1883, tại tại Hội chợ Thế giới ở Chicago (Mỹ), Tesla đã nói về mạng lưới truyền dẫn điện không dây. Theo đó, những cuộn dây lớn có thể thắp sáng các bóng đèn huỳnh quang không cần dây nối cách xa cả chục mét, và do điện trường tác động trực tiếp thành ánh sáng và không sử dụng các điện cực. Ông cũng mơ đến ngày công nghệ này cho phép con người có thể thu được năng lượng từ khoảng cách xa hơn mà không cần dây. Tuy giấc mơ này đến nay cả thế giới vẫn chưa thực hết được nhưng với tốc độ phát triển công nghệ thì cũng không còn xa nữa giấc mơ của ông sẽ thành hiện thực.
Lối sống đặc biệt và những điều kì lạ
Nikola Tesla là một nhà khoa học bị đánh giá là khá “điên” đối với nhiều người. Ông mắc một hội chứng đó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD - một loại rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress).
Cuộc đời ông có nhiều dấu hiệu đặc biệt liên quan đến con số 3. Người ta nói rằng Tesla thường đi vòng quanh 3 lần trước khi vào 1 tòa nhà, và ông luôn yêu cầu 18 (1 con số chia hết cho 3) chiếc khăn ăn để đánh bóng đồ bạc và cốc nước mỗi tối. Ông sống 1 mình những năm cuối đời trong căn hộ 3327 (cũng 1 con số chia hết cho 3) trên tầng 33 của khách sạn New York. Cuối cùng thì ông mất 3 ngày trước sinh nhật lần thứ 87 của mình.
Ông từng nói số 3, 6 và 9 có tầm quan trọng rất lớn, vì chúng là chìa khóa của Vũ trụ. Không ai hiểu rõ ý của Nikola Tesla, và lượng tài liệu nhắc tới câu nói này cũng khá ít, ta không rõ ông có thực sự nói thế và nếu có, thực sự đáng tin không hay đây chỉ là những gì Tesla nói trong lúc không tỉnh táo.
Những thói quen kì lạ, những việc ông làm thoạt nghe có vẻ buồn cười, nhưng ta thấy rõ Tesla là một cá nhân chịu ảnh hưởng rất nặng của bệnh tâm lý. Đáng buồn, ông sống vào thời đại người ta chưa quan tâm nhiều tới những gì diễn ra trong bộ não của một bệnh nhân, chưa coi những hành động khác lạ là biểu hiện của bệnh.
Tesla không phải là người duy nhất mắc bệnh tâm lý trong gia đình mình. Cả bố và anh trai của Tesla đều có triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn nhân cách. Nhiều tài liệu ghi rằng cha của Nikola Tesla thường tự tranh luận rất gay gắt với bản thân mình, tự tạo ra các nhân cách khác; còn anh trai Tesla thường gặp ảo giác.
Tesla cũng gặp ảo giác, dù vậy ông khẳng định một số ảo giác đã giúp ông tìm ra những khám phá mới. Theo những gì Tesla nói, ý tưởng động cơ dòng điện xoay chiều đến với ông trong một ảo giác về ánh đèn nháy và lửa cháy.
Có những tin đồn rằng Tesla đã từng làm việc suốt 84 giờ không ngủ. Và những giấc ngủ của ông cũng luôn chập chờn, đứt quãng. Thậm chí còn có một số người cho rằng ông nảy sinh ra phát minh trong giấc ngủ của mình. Ngoài sự khác thường trong giấc ngủ thì bình thường ông có lối sống khá lành mạnh và chú trọng đến bề ngoài. Tesla tin rằng, điều mà những nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ngày nay đều đồng tình, rằng một thân thể khỏe mạnh sẽ tạo nên một trí óc sáng suốt. Vì thế, ông thường đi bộ 8 đến 10 cây số mỗi ngày. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ông thường massage các ngón chân vì tin rằng điều đó sẽ kích thích các tế bào não bộ. Tuy nhiên Tesla lại chọn cho mình một cuộc sống độc thân. Cuối đời, Tesla đã trả lời phỏng vấn rằng lý do khiến ông không cưới vợ chính là vì khoa học. Ngoài ra Tesla rất yêu thích động vật mà đặc biệt là loài chim bồ câu.
Những thói quen, hành động kỳ lạ của Tesla thường bị những người ngưỡng mộ ông gạt đi, cho rằng đó chỉ là tính lập dị của thiên tài; còn những người chỉ trích Tesla lại dùng đó nhưng chứng cớ cho thấy Tesla hoàn toàn không tỉnh táo. Họ đều sai, Tesla là một bệnh nhân cần được chăm sóc, đáng tiếc là ông không có được điều đó.
Kết
Nhìn chung, Tesla là một con người tài giỏi và đặc biệt. Tuy nhiên tầm quan trọng của ông trong nhiều thập kỉ đã bị đánh giá thấp, thậm chí có những phát minh của ông còn bị lầm tưởng là của người khác. Đến ngày nay, người ta đã có cái nhìn đúng hơn về con người cũng như những phát minh của ông. Có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.
Do nhiều lý do mà so với Edison không nhiều người hiểu hết được tầm vĩ đại của Tesla cũng như những ứng dụng quan trọng từ những phát minh của ông. Tất nhiên bài viết không cố gắng để phải đặt cùng lúc hai con người vĩ đại lên bàn cân, cả hai đều có những thành công riêng. Đối với Edison, ông đã thành công với mục đích thương mại, những phát minh mang tính ứng dụng cực cao và khá gần gũi. Còn với Tesla thì hầu hết mọi người nhìn nhận ông như một nhà khoa học đơn thuần, luôn cống hiến hết mình cho khoa học và để lại những di sản đáng quý. Bài viết này sẽ đề cập đến Tesla và những gì khác biệt giúp ông trở thành một nhà khoa học vĩ đại.
Thấy được tiềm năng
Ở thời kì đó khi đồng tiền là thứ được đặt lên hàng đầu, hầu hết các nhà khoa học và kỹ sư đều chú trọng vào vấn đề thương mại của các chương trình khoa học cũng như các phát minh. Đối với Tesla thì khác, ông luôn đi trên con đường riêng của mình. Chính vì lý do này mà cuộc đời khoa học của ông có nhiều thăng hoa nhưng cũng lắm gian khổ, bần hàn. Theo một số tư liệu thì thậm chí có một số lần ông còn bị lợi dụng bởi những người đồng nghiệp.
Tesla không giống như Edison, ông không tích cực vận động, quảng bá hình ảnh mạnh mẽ tới công chúng hay vận dụng báo chí để có được lợi thế. Ông chỉ đơn thuần đi sâu vào công việc của mình, đấu tranh để vận động trong công việc nghiên cứu lâu dài. Tesla đã đưa ra được nhiều ý tưởng, công trình mang tầm vĩ mô và tiềm năng cho tương lai. Ví dụ như khi ông đăng kí phát minh cuộn dây Tesla sử dụng để truyền và nhận các tín hiệu vô tuyến mạnh khi được điều chỉnh cho cộng hưởng ở cùng tần số hay vào khoảng những năm 1900 ông đã viết một bài dài 60 trang cho tạp chí Thế kỷ với tiêu đề "Vấn đề tăng cường nguồn năng lượng của loài người". Sự sáng tạo của ông không đủ thực dụng như những đồng nghiệp cùng thời nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn tới các vấn đề trong tương lai.
Những giấc mơ lớn
Tesla không chỉ có tài mà còn mang trong mình những hoài bão lớn, tuy nhiên đôi khi ông cũng bị coi là một nhà khoa học điên vì điều này. Ngay trong những năm thơ ấu, ông còn nung nấu trong mình một ý tưởng đó là khai thác sức mạnh của thác Niagara. Sau này ông cũng giành được một hợp đồng để thực hiện kế hoạch của mình, nhưng ngay cả như thế cũng không nhiều người tin tưởng rằng những máy thủy điện của Tesla sẽ làm việc. Tuy nhiên, nửa đêm ngày 16 tháng 11 năm 1896, công trình này đã truyền điện năng qua một khoảng cách 25 dặm tới những nhà máy ở Buffalo, New York. Dám mơ ước, dám thực hiện những điều ít người nghĩ đến là một trong những nét riêng của Tesla.
Năm 1883, tại tại Hội chợ Thế giới ở Chicago (Mỹ), Tesla đã nói về mạng lưới truyền dẫn điện không dây. Theo đó, những cuộn dây lớn có thể thắp sáng các bóng đèn huỳnh quang không cần dây nối cách xa cả chục mét, và do điện trường tác động trực tiếp thành ánh sáng và không sử dụng các điện cực. Ông cũng mơ đến ngày công nghệ này cho phép con người có thể thu được năng lượng từ khoảng cách xa hơn mà không cần dây. Tuy giấc mơ này đến nay cả thế giới vẫn chưa thực hết được nhưng với tốc độ phát triển công nghệ thì cũng không còn xa nữa giấc mơ của ông sẽ thành hiện thực.
Lối sống đặc biệt và những điều kì lạ
Nikola Tesla là một nhà khoa học bị đánh giá là khá “điên” đối với nhiều người. Ông mắc một hội chứng đó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD - một loại rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress).
Cuộc đời ông có nhiều dấu hiệu đặc biệt liên quan đến con số 3. Người ta nói rằng Tesla thường đi vòng quanh 3 lần trước khi vào 1 tòa nhà, và ông luôn yêu cầu 18 (1 con số chia hết cho 3) chiếc khăn ăn để đánh bóng đồ bạc và cốc nước mỗi tối. Ông sống 1 mình những năm cuối đời trong căn hộ 3327 (cũng 1 con số chia hết cho 3) trên tầng 33 của khách sạn New York. Cuối cùng thì ông mất 3 ngày trước sinh nhật lần thứ 87 của mình.
Ông từng nói số 3, 6 và 9 có tầm quan trọng rất lớn, vì chúng là chìa khóa của Vũ trụ. Không ai hiểu rõ ý của Nikola Tesla, và lượng tài liệu nhắc tới câu nói này cũng khá ít, ta không rõ ông có thực sự nói thế và nếu có, thực sự đáng tin không hay đây chỉ là những gì Tesla nói trong lúc không tỉnh táo.
Những thói quen kì lạ, những việc ông làm thoạt nghe có vẻ buồn cười, nhưng ta thấy rõ Tesla là một cá nhân chịu ảnh hưởng rất nặng của bệnh tâm lý. Đáng buồn, ông sống vào thời đại người ta chưa quan tâm nhiều tới những gì diễn ra trong bộ não của một bệnh nhân, chưa coi những hành động khác lạ là biểu hiện của bệnh.
Tesla không phải là người duy nhất mắc bệnh tâm lý trong gia đình mình. Cả bố và anh trai của Tesla đều có triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn nhân cách. Nhiều tài liệu ghi rằng cha của Nikola Tesla thường tự tranh luận rất gay gắt với bản thân mình, tự tạo ra các nhân cách khác; còn anh trai Tesla thường gặp ảo giác.
Tesla cũng gặp ảo giác, dù vậy ông khẳng định một số ảo giác đã giúp ông tìm ra những khám phá mới. Theo những gì Tesla nói, ý tưởng động cơ dòng điện xoay chiều đến với ông trong một ảo giác về ánh đèn nháy và lửa cháy.
Có những tin đồn rằng Tesla đã từng làm việc suốt 84 giờ không ngủ. Và những giấc ngủ của ông cũng luôn chập chờn, đứt quãng. Thậm chí còn có một số người cho rằng ông nảy sinh ra phát minh trong giấc ngủ của mình. Ngoài sự khác thường trong giấc ngủ thì bình thường ông có lối sống khá lành mạnh và chú trọng đến bề ngoài. Tesla tin rằng, điều mà những nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ngày nay đều đồng tình, rằng một thân thể khỏe mạnh sẽ tạo nên một trí óc sáng suốt. Vì thế, ông thường đi bộ 8 đến 10 cây số mỗi ngày. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ông thường massage các ngón chân vì tin rằng điều đó sẽ kích thích các tế bào não bộ. Tuy nhiên Tesla lại chọn cho mình một cuộc sống độc thân. Cuối đời, Tesla đã trả lời phỏng vấn rằng lý do khiến ông không cưới vợ chính là vì khoa học. Ngoài ra Tesla rất yêu thích động vật mà đặc biệt là loài chim bồ câu.
Những thói quen, hành động kỳ lạ của Tesla thường bị những người ngưỡng mộ ông gạt đi, cho rằng đó chỉ là tính lập dị của thiên tài; còn những người chỉ trích Tesla lại dùng đó nhưng chứng cớ cho thấy Tesla hoàn toàn không tỉnh táo. Họ đều sai, Tesla là một bệnh nhân cần được chăm sóc, đáng tiếc là ông không có được điều đó.
Kết
Nhìn chung, Tesla là một con người tài giỏi và đặc biệt. Tuy nhiên tầm quan trọng của ông trong nhiều thập kỉ đã bị đánh giá thấp, thậm chí có những phát minh của ông còn bị lầm tưởng là của người khác. Đến ngày nay, người ta đã có cái nhìn đúng hơn về con người cũng như những phát minh của ông. Có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.
Nikola Tesla (10 tháng 7 1856 – 7 tháng 1 1943) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.
Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời. Ông qua đời năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.
Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời. Ông qua đời năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.
Cập nhật: 02/01/2019 Theo Genk
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũn...
Xem Thêm
Không đấu lại iPhone, Samsung và Sony đi tìm sự khác biệt bằng sức mạnh nội tại
Khi không thể đối đầu trực diện với iPhone, cách tốt nhất là tấn công theo cách mà Apple không thể phản công lại. Một thị trường ngách có tính đặc thù cao sẽ là nơi thích hợp để xây pháo đài an toàn, chống lại sự xâm lấn của Apple.
Theo kết quả mà Counterpoint Research công bố, kết thúc năm 2019 thị trường chứng kiến sự áp đảo hoàn toàn của Apple lên các dòng Android cao cấp. Cục diện "một iPhone ‘cân' cả thế giới" khiến các hãng Android phải đau đầu, rõ ràng không có cơ hội nếu đối mặt trực diện với iPhone.
Không điện thoại Android cao cấp nào cạnh tranh lại iPhone (ảnh: Counterpoint)
Vậy làm thế nào để xây dựng chỗ đứng cho dòng điện thoại cao cấp? Câu trả lời là một pháo đài đủ vững chắc để vô hiệu hóa Apple, đủ khác biệt để giữ chân người dùng. Trong các hãng Android hiện nay, chỉ có hai công ty có đủ tiềm lực để hiện thực hóa chuyện đó, xây dựng một pháo đài mà iPhone không thể vượt qua.
Samsung - đi trước nhờ công nghệ màn hình gập
Trong quá khứ, Samsung đã từng tạo ra sự khác biệt mà iPhone không có để níu giữ người dùng. Đó chính là dòng Galaxy Note với cây bút Spen. Nếu chỉ đơn thuần phóng to màn hình, ai cũng làm được và chính Samsung cũng không phải là người đầu tiên. Nhưng với Spen, hãng đã tạo ra một trải nghiệm khác lạ với phần còn lại.
Cây bút Spen làm nên sự khác biệt của Galaxy Note với các smartphone khác (ảnh: The Verge)
Tính năng của Spen có lẽ không cần phải kể lại nữa, khi mà nhiều người dùng Samsung đã quá quen với nó. Các hãng điện thoại khác không thể tạo ra thứ tương tự. Bằng dòng Note, Samsung lần đầu tạo ra được một vũ khí riêng hữu hiệu để củng cố lòng trung thành người dùng, gần giống hệ sinh thái iOS bên iPhone vậy.
Nhưng theo thời gian, có lẽ người dùng Samsung và chúng ta đều nhận ra hãng đã chạm tới giới hạn. Dòng Note không còn được cải tiến nhiều về Spen nữa, còn dòng S thì lại cải tiến ngày càng gần với Note. Sự khác biệt giữa hai dòng nhỏ dần, và flagship của các hãng Trung Quốc thì càng ngày càng phát triển. Đã đến lúc họ phải làm gì đó, phải tạo ra sự khác biệt một lần nữa.
Điện thoại màn hình gập là cuộc chơi mới của Samsung (ảnh: Business Insider)
Với việc vén màn lần lượt Galaxy Fold và Z Flip, và nhiều khả năng sẽ tung ra thêm một thiết bị màn hình gập nữa vào cuối năm nay, Samsung đang dần thể hiện rõ chiến lược của họ. Tiếp tục né tránh đối đầu trực diện với iPhone - một chiếc smartphone căn bản giống Galaxy S - nhưng đặt cược vào công nghệ màn hình gập.
Giống như Spen nhưng ở một cấp độ phức tạp và tiên tiến hơn, màn hình gập có nhiệm vụ xây dựng cho Samsung một trải nghiệm di động an toàn như một pháo đài, đủ sức giữ chân khách hàng ở trong kể cả khi họ đã có sẵn cho mình một chiếc iPhone. Đây là một canh bạc với Samsung bởi công nghệ này vẫn còn sơ khai, nhưng khi thiết lập được phân khúc điện thoại màn hình gập vững chắc, họ không còn phải lo cạnh tranh với Apple cũng như đe dọa từ các đối thủ Trung Quốc nữa.
Samsung Electronics có một đồng minh quan trọng giúp khống chế cục diện điện thoại màn hình gập (ảnh: Yonhap)
Bởi so với phần còn lại, Samsung Electronics đã có sẵn một lợi thế - Samsung Display. Khi đã có trong tay hãng màn hình OLED di động lớn nhất, Samsung Electronics có thể đảm bảo nguồn cung ổn định cho chính mình trước. Bất kỳ đối thủ nào muốn thách thức điện thoại màn hình gập của Samsung đều phải giải bài toán về nguồn cung, và rõ ràng hiện tại không có đơn vị nào qua mặt được Samsung Display khoản này.
Chỉ cần đảm bảo Samsung Electronics nhận được lượng màn hình gập nhiều hơn, Samsung Display đã vô tình "khóa trái" mọi cơ hội cạnh tranh của bất kỳ đối thủ nào. Ở chiều ngược lại, khi Apple hay các hãng Trung Quốc mua màn hình từ Samsung Display, người được lợi vẫn là Samsung sau cùng. Đây rõ ràng là một cuộc chơi không công bằng ngay từ đầu: linh kiện quan trọng nhất lại bị khống chế bởi chính Samsung.
Nếu không có hệ sinh thái sánh ngang với iOS của iPhone, hãy tạo ra màn hình gập mà iPhone chưa có (ảnh: Samsung)
Sony - dựa vào dải thiết bị chuyên nghiệp sẵn có
Tập đoàn Nhật Bản đã sớm thừa nhận họ không thể cạnh tranh lại với Apple và Samsung ở thị trường smartphone. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh từ các đối thủ xuống mức thấp nhất, gồm cả hai ông lớn ở trên, hãng đã chọn cho mình một phân khúc rất nhỏ, một thị trường ngách mà chưa có hãng smartphone nào dấn thân. Và ở đây, vô tình Sony lại có ưu thế hơn bất kỳ ai.
Đó chính là thị trường chuyên nghiệp, nơi người ta mua điện thoại để ưu tiên hoàn thành công việc lên trên hết. Cụ thể, phân khúc mà Sony nhắm đến là các đài truyền hình, nhà quay phim, đơn vị sáng tạo nội dung,... Trong khi Samsung Electronics dựa vào công nghệ màn hình gập của Samsung Display, Sony lại đặt Xperia vào bàn tay của bộ phận giàu kinh nghiệm phát triển thiết bị chuyên dụng, giải pháp làm việc cho các nhà sáng tạo.
Điện thoại Xperia giờ đã chịu sự định hướng của bộ phận chuyên sản xuất các thiết bị chuyên nghiệp (ảnh: Sony)
Kết quả là gì? Dòng Xperia 1 được sử dụng như một đạo cụ trên phim trường của Sony Pictures. Đóng vai trò như một như một màn hình giám sát video cá nhân để kiểm tra độ hoàn thiện của hình ảnh, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí. Bạn cũng thấy Sony quảng cáo có thể dùng Xperia 1 (Mark 2) như màn hình Live View của máy ảnh.
Và đến vừa rồi, ý đồ của Sony lộ rõ hơn bao giờ hết khi công bố Xperia Pro (tên tạm gọi). Một chiếc smartphone chuyên dùng cho việc thu phát tín hiệu 5G, hỗ trợ các máy quay truyền hình 4K gửi tín hiệu từ sân vận động lên phòng sản xuất video. Điểm đặc biệt là sản phẩm có cổng HDMI input để nhận tín hiệu video từ máy quay. Thiết kế phần vỏ ngoài tối ưu cho giao tiếp sóng 5G cũng như một hệ thống tản nhiệt hiệu quả, đảm bảo hiệu suất khi phải phát sóng 5G liên tục.
Điện thoại chuyên nghiệp Sony sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho máy quay truyền hình phát sóng trực tiếp trên nền 5G (ảnh: Sony)
Rõ ràng trên thị trường hiện nay, không có chiếc smartphone nào đi theo hướng như Sony đang làm, nên họ không phải lo có đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, giống như Samsung Electronics có Samsung Display làm chỗ dựa, điện thoại chuyên nghiệp Sony cũng có người đỡ đầu rất quyền lực.
Đó là Thiết bị Hình ảnh & Giải pháp, bộ phận đứng sau máy ảnh Alpha, máy quay XDCAM và CineAlta, máy chiếu gia đình và rạp phim, màn hình tham chiếu TRIMASTER, hệ thống CLEDIS và còn rất nhiều đồ dùng chuyên nghiệp khác. Việc Sony cần làm là tùy chỉnh lại Xperia Pro cho phù hợp với quy trình làm việc của khách hàng, rồi bán nó như một công cụ hoặc một phần trong giải pháp tổng thể, giống các thiết bị kia.
Tạm Kết
Samsung và Sony muốn khai phá những phân khúc mới, nơi mà iPhone không phải là kẻ dẫn đầu (ảnh: Yonhap)
Cạnh tranh với iPhone là nhiệm vụ của những dòng sản phẩm như Galaxy S hay Xperia 1, nhưng chúng sẽ không thành công. Cách tốt nhất để bán được điện thoại đắt tiền không kém iPhone hoặc hơn, là tìm kiếm thị trường ngách mà một chiếc smartphone cơ bản như iPhone ít cơ hội hoặc không thể cạnh tranh lại. Quy mô có thể không lớn, doanh số có thể không cao, nhưng áp lực cạnh tranh giảm và an toàn hơn nhiều.
Với Samsung, họ chọn điện thoại màn hình gập, còn Sony, họ chọn điện thoại hướng đến đối tượng chuyên nghiệp. Cả hai có điểm chung là khi khai phá phân khúc rất hẹp và mới này, đã có sẵn nguồn sức mạnh nội tại làm nền tảng. Thế mạnh sẵn có từ Samsung Display và bộ phận Thiết bị Hình ảnh & Giải pháp của Sony giúp điện thoại của họ làm chủ sân chơi.
Có các thiết bị chuyên nghiệp đi trước làm nền tảng, Xperia Pro có gì phải e ngại iPhone ở sân chơi của mình? (ảnh: Sony)
Về mức giá, Samsung và Sony không cần quá lo lắng vì nếu bán một chiếc smartphone cơ bản thuộc dòng Galaxy S hay Xperia 1, rõ ràng khó thuyết phục khi iPhone nắm lợi thế của hệ sinh thái iOS. Nhưng ở cuộc chơi mới, họ đã có khác biệt về trải nghiệm và thiết kế của màn hình gập, đã có kinh nghiệm phát triển các công cụ làm việc chuyên môn cao, đủ sức để vô hiệu hóa đối thủ và khiến khách hàng chi tiền.
Galaxy Fold có mức giá khoảng 2.000 USD còn Z Flip là 1.500 USD, nhưng chúng liên tục cháy hàng vì người mua đã xác định tìm kiếm thứ mà Apple chưa cung cấp. Còn với Xperia Pro, mặc dù chưa công bố chính thức nhưng dù giá cao cũng không thành vấn đề với đối tượng mà nó hướng đến. Vốn dĩ những thiết bị mà Sony đang bán cũng đã có giá quá tầm với người dùng phổ thông, ví dụ chiếc thẻ nhớ dưới đây:
Một chiếc điện thoại chuyên nghiệp đắt hơn iPhone là rất bình thường, khi mà Sony đã bán thẻ nhớ có giá ngang iPhone từ lâu
Theo kết quả mà Counterpoint Research công bố, kết thúc năm 2019 thị trường chứng kiến sự áp đảo hoàn toàn của Apple lên các dòng Android cao cấp. Cục diện "một iPhone ‘cân' cả thế giới" khiến các hãng Android phải đau đầu, rõ ràng không có cơ hội nếu đối mặt trực diện với iPhone.
Vậy làm thế nào để xây dựng chỗ đứng cho dòng điện thoại cao cấp? Câu trả lời là một pháo đài đủ vững chắc để vô hiệu hóa Apple, đủ khác biệt để giữ chân người dùng. Trong các hãng Android hiện nay, chỉ có hai công ty có đủ tiềm lực để hiện thực hóa chuyện đó, xây dựng một pháo đài mà iPhone không thể vượt qua.
Samsung - đi trước nhờ công nghệ màn hình gập
Trong quá khứ, Samsung đã từng tạo ra sự khác biệt mà iPhone không có để níu giữ người dùng. Đó chính là dòng Galaxy Note với cây bút Spen. Nếu chỉ đơn thuần phóng to màn hình, ai cũng làm được và chính Samsung cũng không phải là người đầu tiên. Nhưng với Spen, hãng đã tạo ra một trải nghiệm khác lạ với phần còn lại.
Tính năng của Spen có lẽ không cần phải kể lại nữa, khi mà nhiều người dùng Samsung đã quá quen với nó. Các hãng điện thoại khác không thể tạo ra thứ tương tự. Bằng dòng Note, Samsung lần đầu tạo ra được một vũ khí riêng hữu hiệu để củng cố lòng trung thành người dùng, gần giống hệ sinh thái iOS bên iPhone vậy.
Nhưng theo thời gian, có lẽ người dùng Samsung và chúng ta đều nhận ra hãng đã chạm tới giới hạn. Dòng Note không còn được cải tiến nhiều về Spen nữa, còn dòng S thì lại cải tiến ngày càng gần với Note. Sự khác biệt giữa hai dòng nhỏ dần, và flagship của các hãng Trung Quốc thì càng ngày càng phát triển. Đã đến lúc họ phải làm gì đó, phải tạo ra sự khác biệt một lần nữa.
Với việc vén màn lần lượt Galaxy Fold và Z Flip, và nhiều khả năng sẽ tung ra thêm một thiết bị màn hình gập nữa vào cuối năm nay, Samsung đang dần thể hiện rõ chiến lược của họ. Tiếp tục né tránh đối đầu trực diện với iPhone - một chiếc smartphone căn bản giống Galaxy S - nhưng đặt cược vào công nghệ màn hình gập.
Giống như Spen nhưng ở một cấp độ phức tạp và tiên tiến hơn, màn hình gập có nhiệm vụ xây dựng cho Samsung một trải nghiệm di động an toàn như một pháo đài, đủ sức giữ chân khách hàng ở trong kể cả khi họ đã có sẵn cho mình một chiếc iPhone. Đây là một canh bạc với Samsung bởi công nghệ này vẫn còn sơ khai, nhưng khi thiết lập được phân khúc điện thoại màn hình gập vững chắc, họ không còn phải lo cạnh tranh với Apple cũng như đe dọa từ các đối thủ Trung Quốc nữa.
Bởi so với phần còn lại, Samsung Electronics đã có sẵn một lợi thế - Samsung Display. Khi đã có trong tay hãng màn hình OLED di động lớn nhất, Samsung Electronics có thể đảm bảo nguồn cung ổn định cho chính mình trước. Bất kỳ đối thủ nào muốn thách thức điện thoại màn hình gập của Samsung đều phải giải bài toán về nguồn cung, và rõ ràng hiện tại không có đơn vị nào qua mặt được Samsung Display khoản này.
Chỉ cần đảm bảo Samsung Electronics nhận được lượng màn hình gập nhiều hơn, Samsung Display đã vô tình "khóa trái" mọi cơ hội cạnh tranh của bất kỳ đối thủ nào. Ở chiều ngược lại, khi Apple hay các hãng Trung Quốc mua màn hình từ Samsung Display, người được lợi vẫn là Samsung sau cùng. Đây rõ ràng là một cuộc chơi không công bằng ngay từ đầu: linh kiện quan trọng nhất lại bị khống chế bởi chính Samsung.
Sony - dựa vào dải thiết bị chuyên nghiệp sẵn có
Tập đoàn Nhật Bản đã sớm thừa nhận họ không thể cạnh tranh lại với Apple và Samsung ở thị trường smartphone. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh từ các đối thủ xuống mức thấp nhất, gồm cả hai ông lớn ở trên, hãng đã chọn cho mình một phân khúc rất nhỏ, một thị trường ngách mà chưa có hãng smartphone nào dấn thân. Và ở đây, vô tình Sony lại có ưu thế hơn bất kỳ ai.
Đó chính là thị trường chuyên nghiệp, nơi người ta mua điện thoại để ưu tiên hoàn thành công việc lên trên hết. Cụ thể, phân khúc mà Sony nhắm đến là các đài truyền hình, nhà quay phim, đơn vị sáng tạo nội dung,... Trong khi Samsung Electronics dựa vào công nghệ màn hình gập của Samsung Display, Sony lại đặt Xperia vào bàn tay của bộ phận giàu kinh nghiệm phát triển thiết bị chuyên dụng, giải pháp làm việc cho các nhà sáng tạo.
Kết quả là gì? Dòng Xperia 1 được sử dụng như một đạo cụ trên phim trường của Sony Pictures. Đóng vai trò như một như một màn hình giám sát video cá nhân để kiểm tra độ hoàn thiện của hình ảnh, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí. Bạn cũng thấy Sony quảng cáo có thể dùng Xperia 1 (Mark 2) như màn hình Live View của máy ảnh.
Và đến vừa rồi, ý đồ của Sony lộ rõ hơn bao giờ hết khi công bố Xperia Pro (tên tạm gọi). Một chiếc smartphone chuyên dùng cho việc thu phát tín hiệu 5G, hỗ trợ các máy quay truyền hình 4K gửi tín hiệu từ sân vận động lên phòng sản xuất video. Điểm đặc biệt là sản phẩm có cổng HDMI input để nhận tín hiệu video từ máy quay. Thiết kế phần vỏ ngoài tối ưu cho giao tiếp sóng 5G cũng như một hệ thống tản nhiệt hiệu quả, đảm bảo hiệu suất khi phải phát sóng 5G liên tục.
Rõ ràng trên thị trường hiện nay, không có chiếc smartphone nào đi theo hướng như Sony đang làm, nên họ không phải lo có đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, giống như Samsung Electronics có Samsung Display làm chỗ dựa, điện thoại chuyên nghiệp Sony cũng có người đỡ đầu rất quyền lực.
Đó là Thiết bị Hình ảnh & Giải pháp, bộ phận đứng sau máy ảnh Alpha, máy quay XDCAM và CineAlta, máy chiếu gia đình và rạp phim, màn hình tham chiếu TRIMASTER, hệ thống CLEDIS và còn rất nhiều đồ dùng chuyên nghiệp khác. Việc Sony cần làm là tùy chỉnh lại Xperia Pro cho phù hợp với quy trình làm việc của khách hàng, rồi bán nó như một công cụ hoặc một phần trong giải pháp tổng thể, giống các thiết bị kia.
Tạm Kết
Cạnh tranh với iPhone là nhiệm vụ của những dòng sản phẩm như Galaxy S hay Xperia 1, nhưng chúng sẽ không thành công. Cách tốt nhất để bán được điện thoại đắt tiền không kém iPhone hoặc hơn, là tìm kiếm thị trường ngách mà một chiếc smartphone cơ bản như iPhone ít cơ hội hoặc không thể cạnh tranh lại. Quy mô có thể không lớn, doanh số có thể không cao, nhưng áp lực cạnh tranh giảm và an toàn hơn nhiều.
Với Samsung, họ chọn điện thoại màn hình gập, còn Sony, họ chọn điện thoại hướng đến đối tượng chuyên nghiệp. Cả hai có điểm chung là khi khai phá phân khúc rất hẹp và mới này, đã có sẵn nguồn sức mạnh nội tại làm nền tảng. Thế mạnh sẵn có từ Samsung Display và bộ phận Thiết bị Hình ảnh & Giải pháp của Sony giúp điện thoại của họ làm chủ sân chơi.
Về mức giá, Samsung và Sony không cần quá lo lắng vì nếu bán một chiếc smartphone cơ bản thuộc dòng Galaxy S hay Xperia 1, rõ ràng khó thuyết phục khi iPhone nắm lợi thế của hệ sinh thái iOS. Nhưng ở cuộc chơi mới, họ đã có khác biệt về trải nghiệm và thiết kế của màn hình gập, đã có kinh nghiệm phát triển các công cụ làm việc chuyên môn cao, đủ sức để vô hiệu hóa đối thủ và khiến khách hàng chi tiền.
Galaxy Fold có mức giá khoảng 2.000 USD còn Z Flip là 1.500 USD, nhưng chúng liên tục cháy hàng vì người mua đã xác định tìm kiếm thứ mà Apple chưa cung cấp. Còn với Xperia Pro, mặc dù chưa công bố chính thức nhưng dù giá cao cũng không thành vấn đề với đối tượng mà nó hướng đến. Vốn dĩ những thiết bị mà Sony đang bán cũng đã có giá quá tầm với người dùng phổ thông, ví dụ chiếc thẻ nhớ dưới đây:
Ambitious Man - VNreview
Khi không thể đối đầu trực diện với iPhone, cách tốt nhất là tấn công theo cách mà Apple không thể phản công lại. Một thị trường ngách có tí...
Xem Thêm
5 lý do bạn nên chờ đợi Google Pixel 5, 5XL
Google mang đến những cải tiến mạnh mẽ sau từng thế hệ Pixel. Đó là lý do Google Pixel 5, Pixel 5 XL rất đáng chờ đợi tại thời điểm này.
1. Chờ đợi vì Google Pixel 5, 5XL đột phá hơn
Mỗi năm Google đều mang đến những cải tiến lớn về phần cứng và phần mềm cho những chiếc smartphone thế hệ sau của mình. Điều đó sẽ tiếp tục trong năm nay với bộ đôi Pixel 5 và Pixel 5 XL.
Pixel 4 / 4XL là điện thoại thông minh mạnh nhất mà Google từng cho ra mắt, máy cung cấp hiệu suất tuyệt vời, màn hình lớn sống động với tần số làm mới 90 Hz và bộ đôi máy ảnh kép mặt sau cao cấp được kết hợp với phần mềm và trí tuệ nhân tạo AI tốt nhất.
Bạn có thể mong đợi một màn hình lớn hơn mà không có notch. Nó có thể có một lỗ trên màn hình cho camera, tương tự như Galaxy S10 của Samsung, nhưng đến cuối năm 2020 rất có thể Google sẽ mang đến mộ cụm camera dưới màn hình. Bên cạnh đó, bộ đôi này chắc chắn sẽ có bộ xử lý mới với với hiệu suất vượt trội và khả năng chơi game được cải thiện, thời lượng pin tốt hơn, Android 11 và ba camera phía sau tuyệt vời.
2. Trang bị màn hình tuyệt vời hơn
Vừa qua, có nhiều thông tin cho rằng bộ đôi Google Pixel 5 và Pixel 5 XL sẽ được tảng bị màn hình lên đến 120 Hz và mang đến một camera phía trước bên trong dưới màn hình tương tự nhưu chiếc siêu phẩm Galaxy Note 10 của Samsung. Bên cạnh đó, máy sẽ được tích hợp màn hình AMOLED Quad-HD 90Hz lớn hơn 6,5 inch, thậm chí có thể có màn hình 120 Hz và độ sáng tốt hơn. Galaxy S20 của Samsung sẽ có màn hình 120Hz, vì vậy hãy chờ đợi bộ đôi này từ Google nhé.
3. Hiệu suất cao hơn, pin lớn hơn, bộ lưu trữ siêu nhanh
Chắc chắn là Google Pixel 5 và Pixel 5 XL sẽ trang bị con chip Snapdragon 865, RAM 8GB và bộ nhớ trong ít nhất 128GB. Điều quan trọng nhất là máy còn được trang bị bộ nhớ lưu trữ UFS 3.0 nhanh hơn. Ngoài ra, máy còn được tích hợp viên pin lên tới 4500 mAh mang đến thời gian sử dụng ấn tượng cùng khả năng sạc nhanh 3.0 của Qualcomm.
4. Hệ thống camera chất lượng, cao cấp hơn
Google vẫn đang sử dụng máy ảnh chính 12.3MP được sản xuất cách đây vài năm tuổi cùng với ống kính zoom tele đucợ trang bị trên Pixel 4. Hầu hết mọi người đều muốn có ba camera, hoặc ít nhất là một ống kính góc siêu rộng. Đặc biệt là khi chúng ta đã có thể phóng to và cắt ảnh.
Khả năng phần mềm của AI của Google và học máy là điều làm cho máy ảnh của nó trở nên tuyệt vời và chúng ta nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên Pixel 5 và Pixel 5 XL trong năm tới. Giờ đây, họ đang thua iPhone 11 Pro và có khả năng sẽ tụt lại phía sau khi Galaxy S20 trang bị bốn camera và ống kính kính tiềm vọng. Nhưng chúng ta cùng mong đợi một điều gì đó phi thường từ phần mềm và phần cứng camera từ Pixel 5.
1. Chờ đợi vì Google Pixel 5, 5XL đột phá hơn
Mỗi năm Google đều mang đến những cải tiến lớn về phần cứng và phần mềm cho những chiếc smartphone thế hệ sau của mình. Điều đó sẽ tiếp tục trong năm nay với bộ đôi Pixel 5 và Pixel 5 XL.
Pixel 4 / 4XL là điện thoại thông minh mạnh nhất mà Google từng cho ra mắt, máy cung cấp hiệu suất tuyệt vời, màn hình lớn sống động với tần số làm mới 90 Hz và bộ đôi máy ảnh kép mặt sau cao cấp được kết hợp với phần mềm và trí tuệ nhân tạo AI tốt nhất.
Bạn có thể mong đợi một màn hình lớn hơn mà không có notch. Nó có thể có một lỗ trên màn hình cho camera, tương tự như Galaxy S10 của Samsung, nhưng đến cuối năm 2020 rất có thể Google sẽ mang đến mộ cụm camera dưới màn hình. Bên cạnh đó, bộ đôi này chắc chắn sẽ có bộ xử lý mới với với hiệu suất vượt trội và khả năng chơi game được cải thiện, thời lượng pin tốt hơn, Android 11 và ba camera phía sau tuyệt vời.
2. Trang bị màn hình tuyệt vời hơn
Vừa qua, có nhiều thông tin cho rằng bộ đôi Google Pixel 5 và Pixel 5 XL sẽ được tảng bị màn hình lên đến 120 Hz và mang đến một camera phía trước bên trong dưới màn hình tương tự nhưu chiếc siêu phẩm Galaxy Note 10 của Samsung. Bên cạnh đó, máy sẽ được tích hợp màn hình AMOLED Quad-HD 90Hz lớn hơn 6,5 inch, thậm chí có thể có màn hình 120 Hz và độ sáng tốt hơn. Galaxy S20 của Samsung sẽ có màn hình 120Hz, vì vậy hãy chờ đợi bộ đôi này từ Google nhé.
3. Hiệu suất cao hơn, pin lớn hơn, bộ lưu trữ siêu nhanh
Chắc chắn là Google Pixel 5 và Pixel 5 XL sẽ trang bị con chip Snapdragon 865, RAM 8GB và bộ nhớ trong ít nhất 128GB. Điều quan trọng nhất là máy còn được trang bị bộ nhớ lưu trữ UFS 3.0 nhanh hơn. Ngoài ra, máy còn được tích hợp viên pin lên tới 4500 mAh mang đến thời gian sử dụng ấn tượng cùng khả năng sạc nhanh 3.0 của Qualcomm.
4. Hệ thống camera chất lượng, cao cấp hơn
Google vẫn đang sử dụng máy ảnh chính 12.3MP được sản xuất cách đây vài năm tuổi cùng với ống kính zoom tele đucợ trang bị trên Pixel 4. Hầu hết mọi người đều muốn có ba camera, hoặc ít nhất là một ống kính góc siêu rộng. Đặc biệt là khi chúng ta đã có thể phóng to và cắt ảnh.
Khả năng phần mềm của AI của Google và học máy là điều làm cho máy ảnh của nó trở nên tuyệt vời và chúng ta nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên Pixel 5 và Pixel 5 XL trong năm tới. Giờ đây, họ đang thua iPhone 11 Pro và có khả năng sẽ tụt lại phía sau khi Galaxy S20 trang bị bốn camera và ống kính kính tiềm vọng. Nhưng chúng ta cùng mong đợi một điều gì đó phi thường từ phần mềm và phần cứng camera từ Pixel 5.
Theo Fpt Shop
Google mang đến những cải tiến mạnh mẽ sau từng thế hệ Pixel. Đó là lý do Google Pixel 5, Pixel 5 XL rất đáng chờ đợi tại thời điểm này. 1...
Xem Thêm
Stephen Hawking cuộc đời và sự nghiệp
Ai cũng biết đến tài năng xuất chúng của Stephen Hawking, nhưng ít người có thể hiểu được nó. Thậm chí là cả những nhà thiên văn học hàng đầu.
Giáo sư Stephen Hawking – người vừa qua đời tại nhà riêng hôm nay 14/3 ở tuổi 76 – đã trở thành một gương mặt quen thuộc như một thiên tài khoa học. Ông từng xuất hiện trong bộ phim “Du hành giữa các vì sao: Thế hệ mới” (Star Trek: The Next Generation), lồng tiếng cho chính mình trong loạt phim hoạt hình “Gia đình nhà Simpson” (The Simpsons), là tác giả của cuốn sách nằm trong danh mục sách bán chạy nhất – “Lược Sử Thời Gian”. Ông bán được 9 triệu bản cuốn sách, mặc dù nhiều người không đọc hết nó. “Lược Sử Thời Gian” được gọi vui là “cuốn sách bán chạy nhất được đọc ít nhất”.
Theo một số cách, Hawking là người kế thừa bộ não thiên tài của Albert Einstein.
“Đóng góp của ông là thu hút công chúng theo cái cách chưa từng xảy ra kể từ thời của Einstein” – nhà thiên văn học nổi tiếng Wendy Freedman, giám đốc Viện Nghiên cứu Carnegie Observatories nhận xét. “Ông trở thành biểu tượng cho một trí tuệ vượt ra khỏi những con người bình thường… Người ta không hiểu chính xác những gì ông nói, nhưng họ biết ông xuất chúng. Có lẽ có một yếu tố con người trong cuộc đấu tranh của ông khiến mọi người dừng lại và chú ý”.
Với Einstein, hầu hết mọi người đều quen thuộc với công thức e=mc2. nhưng họ không biết nó có nghĩa là gì. Với Hawking, những gì ông nghiên cứu quá phức tạp đối với hầu hết mọi người, nhưng họ hiểu rằng những gì ông đang cố gắng tìm ra là những thứ cơ bản, thậm chí là nguyên sơ.
“Ông đặt câu hỏi và cố gắng giải quyết những câu hỏi lớn nhất mà chúng ta đang đặt ra như: sự ra đời của vũ trụ, hố đen, hướng thời gian” – nhà vũ trụ học Michael Turner tới từ ĐH Chicago bình luận. “Tôi nghĩ rằng điều đó thu hút sự chú ý của mọi người”.
Và ông đã làm điều đó một cách rất ma lanh. Ông tiếp cận với cả nhân loại mặc dù bị giam mình trên chiếc xe lăn vì căn bệnh ALS. Ông để cơ thể mình trôi nổi trên một chiếc máy bay không trọng lực. Ông cá cược công khai với các nhà khoa học khác về sự tồn tại của lỗ đen và bức xạ phát ra từ chúng. Ông thua trong cả 2 vụ cá cược đó và đã phải trả tiền cước điện thoại dài hạn cho một nhà khoa học và mua một cuốn bách khoa toàn thư về bóng chày cho người kia.
“Điều đầu tiên khiến bạn mắc kẹt là căn bệnh gây suy nhược và chiếc xe lăn. Nhưng sau đó, tâm trí và niềm vui được tham gia vào khoa học đã thống trị” – ông Turner nói. Và trong khi công chúng có thể không hiểu những gì ông nói, nhưng họ biết ông đang tìm kiếm những ý tưởng lớn.
Andy Fabian, nhà thiên văn học ở ĐH Cambridge, chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, cho biết Hawking thường bắt đầu những bài giảng của ông dành cho giới không chuyên về hố đen với câu đùa: “Tôi giả định rằng tất cả các bạn đều đã đọc ‘Lược sử thời gian’ và hiểu nó viết gì”. Câu nói đùa ấy luôn khiến khán giả có một tràng cười lớn.
“Bạn sẽ thấy một nhà thiên văn học bình thường như tôi thậm chí còn không theo dõi những lý thuyết huyền bí mà Hawking đã theo đuổi suốt 20 năm qua” – ông Fabian nói. “Tôi từng tới nghe những bài nói chuyện của Hawking và bản thân tôi cũng không thể theo kịp chúng”.
Hawking sinh sau ngày mất của Galileo 300 năm và sau ngày mất của Isaac Newton hơn 200 năm. Nhưng điểm chung là cả giới vật lý và thiên văn học đều coi họ như những thiên tài trong lĩnh vực của mình. Nhiều công trình của Hawking thuộc lĩnh vực vũ trụ học, một nhánh sâu của thiên văn học. Ở đó, ông cố gắng giải thích sự tổng thể của vũ trụ.
Chức danh của Hawking “không liên quan ở đây, điều quan trọng là cái mà bộ não của ông đã làm” – Neil deGrasse Tyson, giám đốc Bảo tàng Hayden Planetarium của New York cho hay. “Chúng tôi coi ông là một nhà thiên văn học vì phòng thí nghiệm của ông chính là vũ trụ”.
Công trình nghiên cứu về hố đen của Hawking vào giữa những năm 1970 tạo ra một liên kết quan trọng trong ngành vật lý. Cho tới khi Hawking khám phá ra bức xạ tới từ các hố đen – được đặt tên là “bức xạ Hawking”, 2 lý thuyết lớn trong ngành vật lý là thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử của Einstein thường gây tranh cãi. Hawking là người đầu tiên cho thấy chúng có liên quan tới nhau – cái mà Turner và các nhà khoa học khác đánh giá là một đột phá vào thời điểm đó.
Những nội dung như bức xạ phát ra từ hố đen có thể làm thất vọng các tác giả dòng sách khoa học giả tưởng, nhưng lại truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ như Tyron.
Hawking cũng là người đi tiên phong trong lý thuyết lỗ đen “không tóc”, mà chúng rất đơn giản – chỉ có những vòng xoáy, khối lượng và điện tích.
Cả hai nội dung này đều là nền tảng của lý thuyết hố đen hiện tại.
Những nghiên cứu khác của Hawking vượt ra ngoài hố đen để đi vào những thứ nguyên sơ như nguồn gốc của vũ trụ.
Lễ cưới của Stephen Hawking với người vợ đầu (trái) và lễ cưới trong bộ phim về cuộc đời ông mang tên "Thuyết yêu thương" (The Theory of Everything)
Các đồng nghiệp thường nói về khiếu hài hước tuyệt vời, nụ cười rộng miệng và sự ngang bướng của ông.
Thậm chí, công chúng cũng quen với thái độ táo bạo của ông rất nhanh, Turner và Freedman nhận xét.
“Ông mang đến khoa học một khuôn mặt con người. Nó vượt ra khỏi chiếc xe lăn” – Turner chia sẻ.
Câu chuyện lớn hơn là cách mà công chúng bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhỏ bé bị mắc kẹt trên chiếc xe lăn với một căn bệnh ngày càng tệ hơn, với một trí tuệ mà ít người có thể hiểu được.
Những hiểu biết của ông về bí ẩn của vũ trụ chỉ là một phần thưởng đi kèm.
Sinh ngày 9/1/1942 ở Oxford, Anh, Stephen William Hawking lớn lên trong một gia đình trí thức, có bố mẹ đều học ĐH Oxford. Ngày nhỏ, kết quả học tập của ông hầu như đứng ở nhóm cuối lớp. Mặc dù điểm số không tốt nhưng các giáo viên và bạn bè đều nhìn thấy tố chất thiên tài của ông. Biệt danh của ông ở trường là “Einstein”.
Sau đó, ông ngày càng chứng tỏ năng khiếu của mình với các môn khoa học tự nhiên.
Năm 17 tuổi, Hawking theo học tại ĐH Oxford. 18 tháng đầu tiên ông thấy chán học và cô đơn, vì phần lớn sinh viên đều nhiều tuổi hơn ông và vì ông thấy việc học hành “dễ một cách kỳ cục”.
Hawking ước tính rằng ông đã học khoảng 1.000 giờ trong 3 năm học ở Oxford (trung bình 1 giờ/ ngày). Điều này khiến ông gặp khó khăn trong các kỳ thi cuối kỳ. Trong khi đó, ông cần phải có tấm bằng hạng nhất để đăng ký học ngành Vũ trụ học của ĐH Cambridge như ông mong muốn. Kỳ thi diễn ra căng thẳng và kết quả nằm ở đúng điểm số ranh giới giữa hạng nhất và hạng nhì, và như thế cần có thêm buổi kiểm tra vấn đáp để phân hạng.
Hawking lo rằng sẽ bị xem là một sinh viên lười nhác và khó tính, nên tại buổi vấn đáp khi được yêu cầu mô tả kế hoạch tương lai của mình, ông trả lời "Nếu các vị trao cho tôi hạng Nhất, tôi sẽ tới Cambridge. Nếu tôi nhận hạng Nhì, tôi sẽ ở lại Oxford, vì vậy tôi hi vọng các vị cho tôi hạng Nhất." Kết quả ông được hạng Nhất ngoài mong đợi. Berman bình luận rằng giám khảo "đủ thông minh để nhận ra rằng họ đang nói chuyện với ai đó thông minh hơn nhiều phần lớn người trong số họ".Với bằng cử nhân hạng nhất tại Oxford, Hawking bắt đầu vào học bậc sau đại học tại Trinity Hall (Đại học Cambridge) từ tháng 10 năm 1962.
Đây cũng là những ngày tháng sức khỏe của ông bắt đầu suy giảm. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động, ông được thông báo chỉ sống được thêm 2 năm nữa.
Hẳn nhiên, ông rơi vào trạng thái trầm uất và thất vọng. Tuy nhiên, cùng thời gian này, mối quan hệ của ông với Jane Wilde có những bước tiến triển. Hai người đính hôn vào tháng 10/1964. Sau này, Hawking nói rằng việc đính hôn đã "cho ông điều gì đó để sống vì nó”. Tình yêu giúp ông quay trở lại với công việc.
Sau 25 sống với Jane Wilde và có 3 người con, hai người ly dị năm 1995. Sau đó, Hawking kết hôn với nữ y tá chăm sóc ông tên là Elaine Mason.
Hawking có nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, hố đen, thuyết tương đối và hấp dẫn lượng tử. Cùng với nhà vật lý người Anh Roger Penrose, Hawking cho rằng thuyết tương đối rộng của Albert Einstein mô tả thời gian và không gian bắt đầu từ vụ nổ Big Bang và kết thúc trong lỗ đen.
Những cuốn sách mà ông là tác giả và đồng tác giả: Lược sử thời gian, Chìa khóa vũ trụ của George, Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, Thiết kế vĩ đại…
Hawking thích được người khác xem "trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và hơn hết là một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh."
Clip những tiên tri đáng sợ của thiên tài Stephen Hawking:
Clip - Huyền bí TV - Youtube
Giáo sư Stephen Hawking – người vừa qua đời tại nhà riêng hôm nay 14/3 ở tuổi 76 – đã trở thành một gương mặt quen thuộc như một thiên tài khoa học. Ông từng xuất hiện trong bộ phim “Du hành giữa các vì sao: Thế hệ mới” (Star Trek: The Next Generation), lồng tiếng cho chính mình trong loạt phim hoạt hình “Gia đình nhà Simpson” (The Simpsons), là tác giả của cuốn sách nằm trong danh mục sách bán chạy nhất – “Lược Sử Thời Gian”. Ông bán được 9 triệu bản cuốn sách, mặc dù nhiều người không đọc hết nó. “Lược Sử Thời Gian” được gọi vui là “cuốn sách bán chạy nhất được đọc ít nhất”.
Theo một số cách, Hawking là người kế thừa bộ não thiên tài của Albert Einstein.
“Đóng góp của ông là thu hút công chúng theo cái cách chưa từng xảy ra kể từ thời của Einstein” – nhà thiên văn học nổi tiếng Wendy Freedman, giám đốc Viện Nghiên cứu Carnegie Observatories nhận xét. “Ông trở thành biểu tượng cho một trí tuệ vượt ra khỏi những con người bình thường… Người ta không hiểu chính xác những gì ông nói, nhưng họ biết ông xuất chúng. Có lẽ có một yếu tố con người trong cuộc đấu tranh của ông khiến mọi người dừng lại và chú ý”.
Với Einstein, hầu hết mọi người đều quen thuộc với công thức e=mc2. nhưng họ không biết nó có nghĩa là gì. Với Hawking, những gì ông nghiên cứu quá phức tạp đối với hầu hết mọi người, nhưng họ hiểu rằng những gì ông đang cố gắng tìm ra là những thứ cơ bản, thậm chí là nguyên sơ.
“Ông đặt câu hỏi và cố gắng giải quyết những câu hỏi lớn nhất mà chúng ta đang đặt ra như: sự ra đời của vũ trụ, hố đen, hướng thời gian” – nhà vũ trụ học Michael Turner tới từ ĐH Chicago bình luận. “Tôi nghĩ rằng điều đó thu hút sự chú ý của mọi người”.
Và ông đã làm điều đó một cách rất ma lanh. Ông tiếp cận với cả nhân loại mặc dù bị giam mình trên chiếc xe lăn vì căn bệnh ALS. Ông để cơ thể mình trôi nổi trên một chiếc máy bay không trọng lực. Ông cá cược công khai với các nhà khoa học khác về sự tồn tại của lỗ đen và bức xạ phát ra từ chúng. Ông thua trong cả 2 vụ cá cược đó và đã phải trả tiền cước điện thoại dài hạn cho một nhà khoa học và mua một cuốn bách khoa toàn thư về bóng chày cho người kia.
“Điều đầu tiên khiến bạn mắc kẹt là căn bệnh gây suy nhược và chiếc xe lăn. Nhưng sau đó, tâm trí và niềm vui được tham gia vào khoa học đã thống trị” – ông Turner nói. Và trong khi công chúng có thể không hiểu những gì ông nói, nhưng họ biết ông đang tìm kiếm những ý tưởng lớn.
Andy Fabian, nhà thiên văn học ở ĐH Cambridge, chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, cho biết Hawking thường bắt đầu những bài giảng của ông dành cho giới không chuyên về hố đen với câu đùa: “Tôi giả định rằng tất cả các bạn đều đã đọc ‘Lược sử thời gian’ và hiểu nó viết gì”. Câu nói đùa ấy luôn khiến khán giả có một tràng cười lớn.
“Bạn sẽ thấy một nhà thiên văn học bình thường như tôi thậm chí còn không theo dõi những lý thuyết huyền bí mà Hawking đã theo đuổi suốt 20 năm qua” – ông Fabian nói. “Tôi từng tới nghe những bài nói chuyện của Hawking và bản thân tôi cũng không thể theo kịp chúng”.
Hawking sinh sau ngày mất của Galileo 300 năm và sau ngày mất của Isaac Newton hơn 200 năm. Nhưng điểm chung là cả giới vật lý và thiên văn học đều coi họ như những thiên tài trong lĩnh vực của mình. Nhiều công trình của Hawking thuộc lĩnh vực vũ trụ học, một nhánh sâu của thiên văn học. Ở đó, ông cố gắng giải thích sự tổng thể của vũ trụ.
Chức danh của Hawking “không liên quan ở đây, điều quan trọng là cái mà bộ não của ông đã làm” – Neil deGrasse Tyson, giám đốc Bảo tàng Hayden Planetarium của New York cho hay. “Chúng tôi coi ông là một nhà thiên văn học vì phòng thí nghiệm của ông chính là vũ trụ”.
Công trình nghiên cứu về hố đen của Hawking vào giữa những năm 1970 tạo ra một liên kết quan trọng trong ngành vật lý. Cho tới khi Hawking khám phá ra bức xạ tới từ các hố đen – được đặt tên là “bức xạ Hawking”, 2 lý thuyết lớn trong ngành vật lý là thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử của Einstein thường gây tranh cãi. Hawking là người đầu tiên cho thấy chúng có liên quan tới nhau – cái mà Turner và các nhà khoa học khác đánh giá là một đột phá vào thời điểm đó.
Những nội dung như bức xạ phát ra từ hố đen có thể làm thất vọng các tác giả dòng sách khoa học giả tưởng, nhưng lại truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ như Tyron.
Hawking cũng là người đi tiên phong trong lý thuyết lỗ đen “không tóc”, mà chúng rất đơn giản – chỉ có những vòng xoáy, khối lượng và điện tích.
Cả hai nội dung này đều là nền tảng của lý thuyết hố đen hiện tại.
Những nghiên cứu khác của Hawking vượt ra ngoài hố đen để đi vào những thứ nguyên sơ như nguồn gốc của vũ trụ.
Các đồng nghiệp thường nói về khiếu hài hước tuyệt vời, nụ cười rộng miệng và sự ngang bướng của ông.
Thậm chí, công chúng cũng quen với thái độ táo bạo của ông rất nhanh, Turner và Freedman nhận xét.
“Ông mang đến khoa học một khuôn mặt con người. Nó vượt ra khỏi chiếc xe lăn” – Turner chia sẻ.
Câu chuyện lớn hơn là cách mà công chúng bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhỏ bé bị mắc kẹt trên chiếc xe lăn với một căn bệnh ngày càng tệ hơn, với một trí tuệ mà ít người có thể hiểu được.
Những hiểu biết của ông về bí ẩn của vũ trụ chỉ là một phần thưởng đi kèm.
Sinh ngày 9/1/1942 ở Oxford, Anh, Stephen William Hawking lớn lên trong một gia đình trí thức, có bố mẹ đều học ĐH Oxford. Ngày nhỏ, kết quả học tập của ông hầu như đứng ở nhóm cuối lớp. Mặc dù điểm số không tốt nhưng các giáo viên và bạn bè đều nhìn thấy tố chất thiên tài của ông. Biệt danh của ông ở trường là “Einstein”.
Sau đó, ông ngày càng chứng tỏ năng khiếu của mình với các môn khoa học tự nhiên.
Năm 17 tuổi, Hawking theo học tại ĐH Oxford. 18 tháng đầu tiên ông thấy chán học và cô đơn, vì phần lớn sinh viên đều nhiều tuổi hơn ông và vì ông thấy việc học hành “dễ một cách kỳ cục”.
Hawking ước tính rằng ông đã học khoảng 1.000 giờ trong 3 năm học ở Oxford (trung bình 1 giờ/ ngày). Điều này khiến ông gặp khó khăn trong các kỳ thi cuối kỳ. Trong khi đó, ông cần phải có tấm bằng hạng nhất để đăng ký học ngành Vũ trụ học của ĐH Cambridge như ông mong muốn. Kỳ thi diễn ra căng thẳng và kết quả nằm ở đúng điểm số ranh giới giữa hạng nhất và hạng nhì, và như thế cần có thêm buổi kiểm tra vấn đáp để phân hạng.
Hawking lo rằng sẽ bị xem là một sinh viên lười nhác và khó tính, nên tại buổi vấn đáp khi được yêu cầu mô tả kế hoạch tương lai của mình, ông trả lời "Nếu các vị trao cho tôi hạng Nhất, tôi sẽ tới Cambridge. Nếu tôi nhận hạng Nhì, tôi sẽ ở lại Oxford, vì vậy tôi hi vọng các vị cho tôi hạng Nhất." Kết quả ông được hạng Nhất ngoài mong đợi. Berman bình luận rằng giám khảo "đủ thông minh để nhận ra rằng họ đang nói chuyện với ai đó thông minh hơn nhiều phần lớn người trong số họ".Với bằng cử nhân hạng nhất tại Oxford, Hawking bắt đầu vào học bậc sau đại học tại Trinity Hall (Đại học Cambridge) từ tháng 10 năm 1962.
Đây cũng là những ngày tháng sức khỏe của ông bắt đầu suy giảm. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động, ông được thông báo chỉ sống được thêm 2 năm nữa.
Hẳn nhiên, ông rơi vào trạng thái trầm uất và thất vọng. Tuy nhiên, cùng thời gian này, mối quan hệ của ông với Jane Wilde có những bước tiến triển. Hai người đính hôn vào tháng 10/1964. Sau này, Hawking nói rằng việc đính hôn đã "cho ông điều gì đó để sống vì nó”. Tình yêu giúp ông quay trở lại với công việc.
Sau 25 sống với Jane Wilde và có 3 người con, hai người ly dị năm 1995. Sau đó, Hawking kết hôn với nữ y tá chăm sóc ông tên là Elaine Mason.
Hawking có nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, hố đen, thuyết tương đối và hấp dẫn lượng tử. Cùng với nhà vật lý người Anh Roger Penrose, Hawking cho rằng thuyết tương đối rộng của Albert Einstein mô tả thời gian và không gian bắt đầu từ vụ nổ Big Bang và kết thúc trong lỗ đen.
Những cuốn sách mà ông là tác giả và đồng tác giả: Lược sử thời gian, Chìa khóa vũ trụ của George, Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, Thiết kế vĩ đại…
Hawking thích được người khác xem "trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và hơn hết là một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh."
Clip những tiên tri đáng sợ của thiên tài Stephen Hawking:
Nguyễn Thảo (dịch và tổng hợp)
Ai cũng biết đến tài năng xuất chúng của Stephen Hawking, nhưng ít người có thể hiểu được nó. Thậm chí là cả những nhà thiên văn học hàng đầ...
Xem Thêm
Trí tuệ nhân tạo là gì? AI (artificial intelligence) là gì?
Định nghĩa trí tuệ nhân tạo: (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này.
Ở thời điểm hiện tại, Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Tức là mỗi loại trí tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi nhà, nghiên cứu nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị, xử lý dữ liệu để tự học hỏi, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty,...
AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc.
Nói nôm na cho dễ hiểu: đó là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,... như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.
Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.
Trí tuệ nhân tạo mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo đạt tới 1 ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này.
1 cảnh trong bộ phim "I, Robot" nói về một AI đã tiến hóa, sau đó đã dồn con người vào cảnh "nô lệ" với danh nghĩa bảo vệ con người.
Dự báo cho rằng từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao. Hãy cùng chờ đợi những thành tựu mới nhất của loài người về lĩnh vực này.
Ở thời điểm hiện tại, Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Tức là mỗi loại trí tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi nhà, nghiên cứu nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị, xử lý dữ liệu để tự học hỏi, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty,...
Nói nôm na cho dễ hiểu: đó là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,... như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.
Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.
Trí tuệ nhân tạo mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo đạt tới 1 ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này.
Dự báo cho rằng từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao. Hãy cùng chờ đợi những thành tựu mới nhất của loài người về lĩnh vực này.
Theo nhungdieuthuvi
Định nghĩa trí tuệ nhân tạo: (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự ...
Xem Thêm
7 vùng đất bí ẩn chưa được khám phá ở 'nơi tận cùng thế giới'
Bằng sự tiến bộ của công nghệ, con người đã xuất hiện và khám phá mọi nơi trên Trái Đất. Tuy nhiên, một số điểm xa xôi vẫn là nơi bạn khó có thể đặt chân tới.
1. Đáy biển
Dẫn đầu trong danh sách là đáy biển, một trong những nơi bí ẩn và xa lạ với con người. Theo ước tính, 99% diện tích đáy biển hiện nay chưa được khám phá. Đến năm 2012, con người mới đến được điểm sâu nhất đại dương nằm ở rãnh Mariana, chậm hơn cả việc khám phá sao Hỏa.
Phần lớn những gì bạn nhìn thấy chỉ là thước phim hoặc hình ảnh của đáy biển, nơi luôn tăm tối và tồn tại nhiều động vật kỳ lạ. Sẽ còn rất lâu để con người khám phá hết đáy biển, cũng như "đặt bước chân đầu tiên" chính thức chinh phục nơi đây.
2. Sakha, Nga
Nằm ở phía đông bắc nước Nga, Sakha là vùng đất gần như biệt lập với bên ngoài bởi có rất ít du khách tới đây. Hầu hết người dân bản địa sống dọc theo sông Lena, nơi có khí hậu cực đoan bậc nhất hành tinh với nhiệt độ trung bình mùa đông là âm 46 độ C.
Cuộc sống của người dân nơi đây đều phụ thuộc vào bờ sông. Họ chăn tuần lộc, săn thú hay câu cá trên băng để duy trì cuộc sống. Chính sự xa xôi đó nên Sakha có rất nhiều kỳ quan thiên nhiên hoang sơ, chưa được khám phá. Hồ thủy tinh hay dòng sông băng tuyệt đẹp, nơi có những hóa thạch nguyên vẹn của voi ma mút cổ đại, là hai trong số những nơi kỳ bí.
3. Amazon, Brazil
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rộng 5,5 triệu km2, trải dài qua nhiều nước như Brazil, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana... Trong khi một số khu vực tại đây thu hút số đông du khách hàng năm, nhiều vùng hầu như chưa được khám phá bởi thế giới hiện đại.
Toàn bộ cộng đồng thổ dân bên trong Amazon vẫn sống tách biệt, bất chấp sự xâm lấn của con người hiện đại bằng việc phá rừng và thực hiện tour du lịch. Điều này thật kỳ diệu, nhờ đó những khu rừng nguyên sinh giữ nguyên được bản sắc vốn có. Các loài động vật cũng được tồn tại tự nhiên mà không bị loài người chi phối, ảnh hưởng.
4. Greenland
Greenland là một trong những quốc gia ít được ghé thăm nhất ở châu Âu. 100.000 du khách tới Greenland trong năm 2018, ít hơn rất nhiều so với 2 triệu du khách đến Iceland cạnh đó. Điều đó nghĩa là phần lớn cảnh quan hùng vĩ của núi non và các sông băng tuyệt đẹp tại đây sẽ không có người chiêm ngưỡng.
Dân số ở Greenland chỉ có 56.000 người, mật độ rất nhỏ so với diện tích hòn đảo. Không khí trong lành nên vào ban đêm, bạn sẽ thấy hiện tượng cực quang tỏa sáng thường xuyên. Ngoài ra, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở Greenland với ánh sáng được phản chiếu trên những tảng băng cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.
5. Hành lang Tây Bắc, Bắc Cực, Canada
Là một trong những vùng nước khó di chuyển nhất thế giới, Hành lang Tây Bắc trải dài từ Canada đến giữa Bắc Cực và cực Bắc của châu Mỹ. Do luôn có một lượng lớn băng trôi nổi ở đây nên tàu thuyền rất dễ gặp nạn. Hầu hết tàu đi trên khu vực này đều là các tàu phá băng được trang bị hiện đại.
Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như cá voi, gấu trắng, hải cẩu... Năm 2007, sau một mùa hè ấm áp đến khó tin, cả khu vực gần như không còn băng, đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của loài gấu trắng.
6. Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar
Mê cung núi đá độc đáo này vẫn chưa được nhiều người biết tới ngoại trừ một vài đường mòn, cây cầu, hay những điểm tham quan xung quanh. Còn lại, phần lớn công viên quốc gia ở Madagascar chưa hề có dấu chân người.
Bạn không dễ dàng tới đây bởi địa hình kỳ lạ không có đường đi của công viên. Những núi đá hùng vĩ niên đại 200 triệu năm, rừng, hồ, đầm lầy ngập mặn... tạo môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài động vật hoang dã.
7. Sa mạc Sahara
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, chiếm phần lớn diện tích ở Bắc Phi. Toàn bộ thành phố nằm ở viền ngoài sa mạc, còn khu vực sâu bên trong gần như chưa được khám phá. Đó có thể là những ngọn núi, cánh đồng muối, cồn cát, thậm chí cả dòng sông chảy trong bên trong.
Cảnh quan ấn tượng của Sahara cũng diễn ra vào ban đêm, khi hàng triệu ngôi sao tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời. Vào một số thời điểm trong năm, bạn có thể nhìn thấy dải ngân hà tuyệt đẹp. Sahara đang ngày càng lớn hơn bởi sự thay đổi khí hậu khiến lượng mưa trong khu vực ít đi và đất sa mạc dần mở rộng.
1. Đáy biển
Dẫn đầu trong danh sách là đáy biển, một trong những nơi bí ẩn và xa lạ với con người. Theo ước tính, 99% diện tích đáy biển hiện nay chưa được khám phá. Đến năm 2012, con người mới đến được điểm sâu nhất đại dương nằm ở rãnh Mariana, chậm hơn cả việc khám phá sao Hỏa.
Phần lớn những gì bạn nhìn thấy chỉ là thước phim hoặc hình ảnh của đáy biển, nơi luôn tăm tối và tồn tại nhiều động vật kỳ lạ. Sẽ còn rất lâu để con người khám phá hết đáy biển, cũng như "đặt bước chân đầu tiên" chính thức chinh phục nơi đây.
2. Sakha, Nga
Nằm ở phía đông bắc nước Nga, Sakha là vùng đất gần như biệt lập với bên ngoài bởi có rất ít du khách tới đây. Hầu hết người dân bản địa sống dọc theo sông Lena, nơi có khí hậu cực đoan bậc nhất hành tinh với nhiệt độ trung bình mùa đông là âm 46 độ C.
Cuộc sống của người dân nơi đây đều phụ thuộc vào bờ sông. Họ chăn tuần lộc, săn thú hay câu cá trên băng để duy trì cuộc sống. Chính sự xa xôi đó nên Sakha có rất nhiều kỳ quan thiên nhiên hoang sơ, chưa được khám phá. Hồ thủy tinh hay dòng sông băng tuyệt đẹp, nơi có những hóa thạch nguyên vẹn của voi ma mút cổ đại, là hai trong số những nơi kỳ bí.
3. Amazon, Brazil
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rộng 5,5 triệu km2, trải dài qua nhiều nước như Brazil, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana... Trong khi một số khu vực tại đây thu hút số đông du khách hàng năm, nhiều vùng hầu như chưa được khám phá bởi thế giới hiện đại.
Toàn bộ cộng đồng thổ dân bên trong Amazon vẫn sống tách biệt, bất chấp sự xâm lấn của con người hiện đại bằng việc phá rừng và thực hiện tour du lịch. Điều này thật kỳ diệu, nhờ đó những khu rừng nguyên sinh giữ nguyên được bản sắc vốn có. Các loài động vật cũng được tồn tại tự nhiên mà không bị loài người chi phối, ảnh hưởng.
4. Greenland
Greenland là một trong những quốc gia ít được ghé thăm nhất ở châu Âu. 100.000 du khách tới Greenland trong năm 2018, ít hơn rất nhiều so với 2 triệu du khách đến Iceland cạnh đó. Điều đó nghĩa là phần lớn cảnh quan hùng vĩ của núi non và các sông băng tuyệt đẹp tại đây sẽ không có người chiêm ngưỡng.
Dân số ở Greenland chỉ có 56.000 người, mật độ rất nhỏ so với diện tích hòn đảo. Không khí trong lành nên vào ban đêm, bạn sẽ thấy hiện tượng cực quang tỏa sáng thường xuyên. Ngoài ra, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở Greenland với ánh sáng được phản chiếu trên những tảng băng cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.
5. Hành lang Tây Bắc, Bắc Cực, Canada
Là một trong những vùng nước khó di chuyển nhất thế giới, Hành lang Tây Bắc trải dài từ Canada đến giữa Bắc Cực và cực Bắc của châu Mỹ. Do luôn có một lượng lớn băng trôi nổi ở đây nên tàu thuyền rất dễ gặp nạn. Hầu hết tàu đi trên khu vực này đều là các tàu phá băng được trang bị hiện đại.
Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như cá voi, gấu trắng, hải cẩu... Năm 2007, sau một mùa hè ấm áp đến khó tin, cả khu vực gần như không còn băng, đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của loài gấu trắng.
6. Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar
Mê cung núi đá độc đáo này vẫn chưa được nhiều người biết tới ngoại trừ một vài đường mòn, cây cầu, hay những điểm tham quan xung quanh. Còn lại, phần lớn công viên quốc gia ở Madagascar chưa hề có dấu chân người.
Bạn không dễ dàng tới đây bởi địa hình kỳ lạ không có đường đi của công viên. Những núi đá hùng vĩ niên đại 200 triệu năm, rừng, hồ, đầm lầy ngập mặn... tạo môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài động vật hoang dã.
7. Sa mạc Sahara
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, chiếm phần lớn diện tích ở Bắc Phi. Toàn bộ thành phố nằm ở viền ngoài sa mạc, còn khu vực sâu bên trong gần như chưa được khám phá. Đó có thể là những ngọn núi, cánh đồng muối, cồn cát, thậm chí cả dòng sông chảy trong bên trong.
Cảnh quan ấn tượng của Sahara cũng diễn ra vào ban đêm, khi hàng triệu ngôi sao tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời. Vào một số thời điểm trong năm, bạn có thể nhìn thấy dải ngân hà tuyệt đẹp. Sahara đang ngày càng lớn hơn bởi sự thay đổi khí hậu khiến lượng mưa trong khu vực ít đi và đất sa mạc dần mở rộng.
Theo MSN
Bằng sự tiến bộ của công nghệ, con người đã xuất hiện và khám phá mọi nơi trên Trái Đất. Tuy nhiên, một số điểm xa xôi vẫn là nơi bạn khó có...
Xem Thêm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)