Quá trình phát triển của Robot công nghiệp
1 Khái niệm
- Robot công nghiệp có thể được hiểu là những thiết bị tự động linh hoạt, thực hiện các chức năng lao động công nghiệp của con người dưới một hệ thống điều khiển theo những chương trình đã được lập trình sẵn.
2 Quá trình phát triển
Trên thế giới:
Tại Việt Nam
- Vào năm 1921 Thuật ngữ “Robot” xuất phát từ tiếng Séc (Czech) “Robota” có nghĩa là công việc tạp dịch trong một vở kịch.
- Năm 1950 ở Mỹ thành lập viện nghiên cứu đầu tiên.
- Đầu năm 1960 công ty AMF cho ra đời sản phẩm đầu tiên có tên gọi là Versatran.
- Từ năm 1967, ở Anh, người ta đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo IR.
- Từ năm 1968, ở Châu Á, Nhật bắt đầu nghiên cứu những ứng dụng của IR, năm 1970, Robot đã được chú ý nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện ở các nước Đức, Ý, Pháp...
- Nhất là vào những năm 1990 số lượng Robot công nghiệp đã gia tăng với nhiều tính năng vượt bậc.
- Đến nay, trên thế giới có khoảng trên 200 công ty sản xuất IR. Trong đó Mỹ và Nhật chiếm đa số.
Tại Việt Nam
- Nghiên cứu phát triển Robot công nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong 25 năm vừa qua các nghiên động lực học Robot được các khoa cơ khí, chế tạo máy ở các trường đại học và các viện nghiên cứu quan tâm với nhiều sản phẩm ấn tượng trên trường quốc tế.
3 Phân loại Robot công nghiệp
Phân loại theo kết cấu
- Robot chuỗi: Là một chuỗi động học hở với một khâu cố định gọi là đế và các khâu động, trong đó các khâu động được bố trí nối tiếp với nhau. Mỗi khâu động được liên kết hay nối động với một khâu khác nhờ các khớp liên kết.
- Robot song song: Là một chuỗi động học kín, ở đó mỗi khâu luôn luôn được liên kết với ít nhất hai khâu khác.
- Robot có khớp nối: Là robot có những khớp quay. Robot có khớp có thể có hai kết cấu nối với nhau rất đơn giản đến những hệ thống có tới hơn 10 kết cấu tương tác với nhau. Chúng có thể dùng để nhấc các chi tiết nhỏ với độ chính xác cực cao.
Phân loại theo phương pháp điều khiển
- Điều khiển hở: Dùng truyền động bước mà quãng đường hoặc góc dịch chuyển tỷ lệ với xung điều khiển. Kiểu này đơn giản nhưng cho độ chính xác thấp.
- Điều khiển kín: Điều khiển kiểu servo, sử dụng tín hiệu phản hồi vị trí để tăng độ chính xác điều khiển.
- Kiểu điều khiển điểm-điểm: Phần công tác dịch chuyển từ điểm này đến điểm kia theo đường thẳng với tốc độ không cao, thường được dùng trên các Robot hàn điểm, vận chuyển, tán đinh và bắn đinh.
- Điều khiển contour: Đảm bảo cho phần công tác dịch chuyển theo quỹ đạo bất kì, với tốc độ có thể điều khiển được. Có thể gặp kiểu điều khiển này trên các Robot hàn hồ quang và phun sơn.
Phân loại theo ứng dụng
- Dựa vào những ứng dụng của robot trong sản xuất ta có những loại robot sau: robot sơn, robot hàn, robot lắp ráp, robot chuyển phôi...
Kết luận
Với những đặc điểm có thể lập trình lại được, Robot công nghiệp là thiết bị tự động hóa và ngày càng trở thành bộ phận không thể thiếu được của các hệ thống sản xuất linh hoạt và trở thành phương tiện hữu hiệu để tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cho con người những công việc nặng nhọc, độc hại…
Theo baoanjsc